Trung Quốc: phát hiện loài khủng long có lông cổ nhất

Các nhà khảo cổ Trung Quốc mới đây đã phát hiện ở phía Tây tỉnh Liêu Ninh một loại khủng long có lông vũ sớm nhất, được đặt tên là Khủng long Khổng Tử Thiên Vũ. Lông của chúng có thể không dùng để bay, hoặc giữ ấm mà để... làm đẹp! 


Phát hiện này được coi là rất có ý nghĩa, nó không chỉ chứng tỏ sự phân bố của loài khủng long Dimetrodon mở rộng đến tận Châu Á mà còn bổ khuyết một khoảng trống trong lịch trình tiến hóa của lông vũ thời kỳ đầu.

Tạp chí khoa học “Tự nhiên” Trung Quốc đã công bố phát hiện này của các nhà khoa học Trung Quốc vào hôm 19/3.

Theo ông Từ Tinh, nghiên cứu viên của Sở nghiên cứu người cổ và động vật có xương sống cổ đại thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc, thì loài khủng long Thiên Vũ này được phát hiện ở phía tây của tỉnh Liêu Ninh thuộc tầng địa chất ước khoảng hơn 1 trăm triệu năm trước.

Đặc điểm lớn nhất của loài này là loại sinh vật đầm lầy, có răng nanh sắc nhọn như dao và trên da có lông mao dạng ống nhỏ. 

Loài Diemtrodon là loài có thể hình tương đối nhỏ, động tác nhanh nhẹn, nhưng những hóa thạch đã được biết đến của loài khủng long này không nhiều, chủ yếu được phát hiện ở Nam Phi với niên đại là thời kỳ đầu của Kỷ Tula hai trăm triệu năm trước. Sự phát hiện của các nhà khoa học Trung Quốc đã chứng minh rằng, sự phân bố của loài khủng long này không chỉ có ở Châu Phi mà mở rộng ra tận Trung Quốc.

Theo ông Từ Tinh, tổng hợp kết quả nghiên cứu hơn 10 năm qua đối với việc có lông mao của khủng long thì lông mao nguyên thủy có thể không dùng để bay, cũng không dùng để giữ ấm mà rất có khả năng là một cách để trang sức, làm đẹp cho bản thân.

Được biết, nghiên cứu này là do các nhà khoa học của Bảo tàng tự nhiên Thiên Vũ của Sơn Đông, Sở địa chất thuộc Viện khoa học địa chất Trung Quốc và Sở nghiên cứu người cổ và các loài động vật có xương sống cổ đại cùng nhau hoàn thành. Tiêu bản của khủng long Thiên Vũ hiện tại được cất giữ tại Bảo tàng tự nhiên Thiên Vũ Sơn Đông, đặt tại huyện Bình Ấp, thành phố Lâm Phái, tỉnh Sơn Đông.

Các nhà khoa học đặt tên cho tiêu bản này là “Khủng long Khổng Tử Thiên Vũ”, “Thiên Vũ” ở đây là chỉ địa điểm tồn tại và phát hiện của hóa thạch, còn từ “Khổng Tử” được đưa vào đây là vì quê hương Khúc Phụ của bậc tiên thánh Trung Hoa Khổng Tử cách địa điểm phát hiện khủng long Thiên Vũ không xa.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất