“Tút” lại nội tạng trước khi ghép

Lần đầu tiên, một lá phổi hiến tặng bị tổn thương đã được chỉnh sửa và ghép cho bệnh nhân. Bình thường phổi hiến tặng nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ bị bỏ đi. Tuy nhiên, áp dụng kỹ thuật mới kết hợp thuốc với tế bào gốc, các bác sĩ Canada đã biến lá phổi suýt bị vứt bỏ thành lá phổi đủ tiêu chuẩn ghép cho bệnh nhân. 

Phổi hiến tặng thường được lấy từ người tử vong do chấn thương sọ não để ghép cho bệnh nhân. Tuy nhiên, do khi ngừng hoạt động não bộ thường giải phóng các men (enzyme) gây viêm nhiễm nên chỉ khoảng 15% phổi đáp ứng tiêu chuẩn trong phẫu thuật ghép tạng. Những phổi tốt sẽ được trữ lạnh và có thể dùng để ghép trong vòng 6 đến 8 giờ.

Với qui trình mới, phổi hiến tặng sau khi được tách khỏi tử thi sẽ được chuyển đến ngăn bảo vệ nối với hệ thống thông gió và bộ phận lọc để được truyền dung dịch mang ôxy. Nhiệt độ của phổi được tăng lên trong 30 phút cho đến khi đạt đến 37oC – ở ngưỡng nhiệt độ này, phổi có thể được bảo quản từ 12-18 giờ, cho phép các bác sĩ đánh giá chất lượng của tạng để có hướng xử lý thích hợp. Trong thời gian này, phổi cũng sử dụng một phần khả năng tái tạo tự có để phục hồi tương tự như khi ở trong cơ thể.

Các nhà khoa học Canada cho rằng kỹ thuật của họ có thể áp dụng cho mọi nội tạng, và mở ra triển vọng thành lập ngân hàng nội tạng tương tự như ngân hàng máu, nơi xét nghiệm và lưu trữ nội tạng hiến tặng. Kỹ thuật “tút” nội tạng này đã được thử hiện thành công trên 4 bệnh nhân ghép phổi.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất