Tỷ lệ béo phì trầm trọng ở trẻ em tăng cao
Tỷ lệ béo phì nặng của trẻ nhỏ đã tăng gấp 3 lần trong vòng 25 năm qua, đặt nhiều trẻ em vào nguy cơ mắc đái đường và các bệnh tim mạch, theo một báo cáo trên tạp chí Academic Pediatrics của một chuyên gia về béo phì tại Bệnh viện nhi Brenner, thuộc Đại học trung tâm y tế Baptist Wake Forest.
Bác sĩ Joseph Skelton, tác giả chính của báo cáo đồng thời là giám đốc Chương trình FIT (Cả nhà cùng tập luyện) Brenner, cho biết: “Trẻ em đang không chỉ trở nên béo phì, mà đang trở nên béo phì một cách trầm trọng, và ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe chung của chúng. Những phát hiện trong báo cáo này củng cố thực tế rằng những chương trình y tế chữa trị bệnh béo phì đang rất cần thiết trên toàn hoa Kỳ và các công ty bảo hiểm nên được khuyến khích để chi trả cho những chương trình này”.
Nghiên cứu được công bố trực tuyến và sẽ xuất hiện trên phiên bản in vào tháng 9. Skelton và các đồng nghiệp đã so sánh dữ liệu từ Khảo sát đánh giá sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES). Họ nhân thấy sự phổ biến của tình trạng béo phì và béo phì trầm trọng trong một khảo sát đối với 12.384 trẻ, đại diện cho khoảng 71 triệu trẻ trên toàn Hoa Kỳ với độ tuổi từ 2 đến 19.
Béo phì trẩm trọng là một phân loại mới đối với trẻ em và mô tả những trẻ với chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) tương đương hoặc lớn hơn chỉ số 99 đối với tuổi và giới. Ví dụ, một đứa trẻ 10 tuổi với BMI 24 sẽ được xếp vào loại béo phì trầm trọng, trong khi ở một người trưởng thành, chỉ số này là một BMI bình thường. Hội đồng chuyên gia, do Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ, Trung tâm kiểm soát bệnh và Sở dịch vụ y tế và sức khỏe triệu tập, đã đưa ra phân loại này vào năm 2007.
Nghiên cứu của Skelton và các đồng nghiệp là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phân loại mới này và mô tả chi tiết tính nghiêm trọng của vấn để. Họ phát hiện rằng sự “thịnh hành” của béo phì trầm trọng đã tăng gấp 3 lần (từ 0,8% đến 3,8%) trong giai đoạn từ 1976-80 đến 1999-2004. Dựa trên dữ liệu này, có khoảng 2,7 triệu trẻ em tại Hoa Kỳ được xếp vào loại béo phì trầm trọng.
Sự gia tăng tình trạng béo phì trầm trọng là cao nhất ở người da đen, người Hoa Kỳ gốc Mexico, và cả ở những người dưới mức nghèo. Ví dụ, tỷ lệ trẻ em Hoa Kỳ gốc Mexico nằm trong danh mục béo phì trầm trọng là 0,9% trong giai đoạn 1976-80 và 5,2% trong giai đoạn 1999-2004.
Các nhà nghiên cứu cũng nhìn nhận tác động của béo phì trầm trọng và phát hiện 1/3 trẻ em bị béo phì trầm trọng có những triệu chứng trao đổi chất, một nhóm yếu tố nguy cơ dễ bị đau tim, đột quỵ và đái đường. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm huyết áp, nồng độ insulin và cholesterol cao hơn bình thường.
Các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo: “Những phát hiện này cho thấy những nguy cơ sức khỏe mà nhóm trẻ em bị bệnh béo phì phải đối mặt. Điều này cũng đưa ra nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và dịch vụ cộng đồng, đặc biệt vì tỷ lệ cao nhất thuộc và nhóm trẻ em không được thường xuyên chăm sóc”.
Nghiên cứu do Học viện Y tế quốc gia và Quỹ Robert Wood Johnson tài trợ.
Các đồng tác giả bao gồm: Bác sĩ Stephen Cook, Peggy Auinger, Jonathan Klein, Trường y và nha khoa, Đại học Rochester; và Sarah Barlow, Cao đẳng y Baylor