Ưu tiên thuốc chống virus H1N1 cho người trẻ?

Đồng thời, các nhà nghiên cứu Italia cũng cho rằng, các nhân viên y tế đang cố gắng sử dụng hiệu quả nhất thuốc chống virus điều trị cúm A/H1N1, cần thực hiện tốt và sớm hơn việc theo dõi cũng như điều trị.

Kho thuốc dự trữ sẽ ít tác dụng nếu bệnh nhân mắc bệnh không được sử dụng trong vòng 24-48 tiếng đầu tiên, Stefano Merler của Quỹ Bruno Kessler tại Trento, Italy và các cộng sự cho biết.

"Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy mức độ quan trọng trong việc phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh. Trên thực tế, cần nỗ lực lớn hơn trong việc thiết lập một hệ thống theo dõi và điều trị bệnh nhân càng sớm càng tốt. Chậm hơn trong 24 giờ đầu tiên có thể khiến việc điều trị kém hiệu quả”.

Tuy nhiên, đại dịch cúm mới lây lan nhanh tới mức Tổ chức Y tế thế giới đã ngừng thống kê và thông báo người mắc bệnh. Nhóm của Merler cho hay, tình hình sẽ khả quan hơn nếu các chính phủ có thế theo dõi kỹ các trường hợp, sử dụng nhanh thuốc chống virus. 

WHO khuyến cáo các nước cần dự trữ đủ lượng thuốc chống virus cho 25% dân số. Những loại thuốc này gồm zanamivir, do GlaxoSmithKline sản xuất theo giấy phép từ Biota Inc. và tiêu thụ với thương hiệu Relenza; thuốc oseltamivir, do Roche AG sản xuất theo giấy phép từ Gilead Sciences và tiêu thụ với thương hiệu Tamiflu.

Cả hai loại thuốc này có thể giảm bớt nguy cơ tử vong trong số người có những biến chứng trầm trọng từ cúm: người quá già, trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính. Nhưng thuốc cần được sử dụng trong ngày đầu tiên, cùng lắm là ngày thứ hai mắc bệnh. Bởi thế, vai trò chẩn đoán bệnh là rất quan trọng.

Hai loại thuốc trên cũng có thể dùng để ngăn chặn lây nhiễm.

Nhóm nghiên cứu khẳng định, cần có một số chính sách yêu cầu sử dụng thuốc như tác nhân phòng bệnh trong các trại dưỡng lão – nơi virus có thể lây lan và giết chết nhiều người có tuổi. Tuy nhiên, trong bối cảnh xảy ra đại dịch, với nhu cầu thuốc ở mức độ cao, chiến lược này sẽ không giúp cứu nhiều mạng sống.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, thậm chí có những nước mà dự trữ thuốc chống virus không đủ điều trị cho 25% dân số theo yêu cầu từ WHO, thì họ vẫn có thể giảm bớt sự lây lan dịch bệnh cũng như tỉ lệ tử vong bằng việc ưu tiên dùng thuốc theo lứa tuổi”, Merler nói.

Ví dụ, Italia chỉ có đủ cơ số thuốc cho 12% dân số. Báo cáo của nhóm nghiên cứ có dữ liệu từ ba đại dịch cúm trước đây vào năm 1918, 1957 và 1968. Theo đó, cách duy nhất để cứu nhiều người với một cơ số thuốc chống virus ít là điều trị cho tất cả người mắc bệnh và cung cấp thuốc phòng bệnh cho người trẻ.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất