Vắc-xin chống cúm A/H1N1 gây ra tác dụng phụ nhẹ
Chiều 23/9, khoảng 39.000 cư dân Bắc Kinh đã được tiêm vắc-xin.
Có bốn phản ứng phụ có thể liên quan tới vắc-xin, Liang Xiaofeng giám đốc trung tâm miễn dịch thuộc Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) hôm 23/9 cho biết. Trước đây, mới chỉ có một tác dụng phụ được ghi nhận trong thử nghiệm vắc-xin.
Các tác dụng phụ đều nhẹ gồm đau nhức, buồn nôn, khó thở và sốt, ông Liang cho hay. "Chúng tôi đang kiểm tra nguyên nhân chính xác". Phản ứng có hại của thuốc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ như thể trạng của từng người, các tác động sinh lý, những điều kiện hiện hành và chất lượng của vắc-xin.
|
"14 trường hợp thấy phản ứng phụ của thuốc không liên quan tới chất lượng vắc-xin", ông Liang nhấn mạnh.
"Sự an toàn của vắc-xin vẫn đang được thử nghiệm trong chương trình tiêm chủng rộng khắp", Shin Young Soo, giám đốc khu vực tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết hôm 21/9 tại Hong Kong.
"Khi tiêm chủng cho hàng triệu và hàng triệu người, cũng có khả năng sẽ có người bị tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc", ông Shin cho biết. Theo đó, các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm liệt và thương tổn thần kinh.
Khi hàng chục triệu người dân sẽ tiếp xúc với virus cúm vào mùa thu và mùa đông, chính phủ Trung Quốc dự định chuẩn bị đầy đủ vắc-xin cho 100 triệu người vào cuối năm 2009, Deng Haihua, đứng đầu bộ phận báo chí của Bộ Y tế Trung Quốc nói.
Bắt đầu từ 28/9, Bắc Kinh sẽ tiêm vắc-xin cho 100.000 sinh viên tham gia các sự kiện chào mừng ngày Quốc khánh 1/10. Các nguồn tin cho hay, binh sĩ có thể đã được tiêm phòng sớm hơn. Trên toàn quốc, việc tiêm vắc-xin sẽ bắt đầu sau kỳ nghỉ lễ, ông Liang nói.
Quan chức y tế trên cho biết, hiện chưa chắc chắn về sự an toàn của vắc-xin với nhóm "nhạy cảm" là phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.