Vắc xin ngừa sốt rét đầu tiên trên thế giới được đưa vào sử dụng tại Châu Phi
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) vừa chấp thuận việc đưa vào sử dụng tại châu Phi loại vắcxin phòng sốt rét đầu tiên trên thế giới có tên gọi Mosquirix.
- Đợt thử nghiệm vắc xin sốt rét đạt kết quả khả quan
- Bước đột phá trong điều chế vắc xin ngừa sốt rét
Vắc xin ngừa sốt rét đầu tiên trên thế giới
Loại vắc xin phòng bệnh sốt rét đầu tiên trên thế giới, có tên gọi là Mosquirix hay RTS,S. Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu đã chấp nhận việc đưa vào sử dụng tại châu phi loại vắc xin này sau khi có những đánh giá tích cực về kết quả của quá trình thử nghiệm tiêm Mosquirix đối với hàng chục nghìn trẻ em tại 7 nước châu Phi từ năm 1998.
Mosquirix phát huy tác dụng tốt nhất đối với trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17 tháng tuổi - đối tượng được tiêm 3 liều vắc xin trong 3 tháng khác nhau và được tiêm mũi nhắc lại khi bước sang giai đoạn 20 tháng tuổi. Cũng với nhóm tuổi này, việc tiêm Mosquirix đã giúp giảm tới 1/3 các trường hợp mắc sốt rét nặng trong vòng 4 năm.
Mosquirix do hãng dược phẩm Anh GlaxoSmithKline (gọi tắt GSK) điều chế và sản xuất, với sự tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates. Mosquirix là vắc xin đầu tiên có tác dụng chống tác nhân gây sốt rét ở người và đặc biệt được điều chế dành riêng cho trẻ em ở châu Phi. Đây có thể là loại vắc xin sốt rét đầu tiên được cấp phép sử dụng.
Ông Andrew Witty, Giám đốc điều hành GSK cho biết: “Đây là loại vắc xin đầu tiên trên thế giới chống lại bất cứ loại sinh vật ký sinh nào. Nó không chỉ là vắc xin đầu tiên chống sốt rét. Trước đây nó chưa từng được thực hiện. Và cách đây 10 năm, các quan điểm khoa học vẫn cho rằng, đó là một nhiệm vụ bất khả thi”.
Đầu năm nay, một thử nghiệm lâm sàng tại 7 nước châu Phi đã cho kết quả vừa khả quan vừa đáng thất vọng.
Vắc-xin có tác dụng bảo vệ hiệu quả nhất trên đối tượng trẻ em từ 5-17 tháng tuổi được tiêm 3 liều vắc-xin cách nhau 1 tháng cộng 1 liều tăng cường vào lúc 20 tháng tuổi. Ở nhóm đối tượng nghiên cứu này, số trường hợp mắc sốt rét nghiêm trọng giảm 1/3 trong vòng 4 năm.
Tuy nhiên, theo thời gian, hiệu quả của vắc-xin giảm dần, khiến cho mũi tăng cường trở nên vô cùng cần thiết. Nếu không tiêm mũi tăng cường này, tỉ lệ mắc sốt rét nghiêm trọng sẽ không giảm trong thời gian thử nghiệm.
Một kết quả đáng thất vọng khác là vắc-xin không bảo vệ hiệu quả đối tượng trẻ em nhỏ tuổi hơn khỏi việc mắc sốt rét nghiêm trọng.
Điều này đặt WHO vào tình huống khó xử khi quyết định có nên triển khai vắc-xin Mosquirix đại trà hay không, bởi vắc-xin gần như không hiệu quả như giới khoa học kỳ vọng.