Vạn Lý Trường Thành và những bí mật nhiều người lầm tưởng

Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc vĩ đại, một trong những biểu tượng đáng tự hào của Trung Quốc. Xung quanh kỳ quan nổi tiếng này vẫn còn nhiều lầm tưởng thú vị.

1. Vạn Lý Trường Thành không phải là một công trình đơn lẻ

Vạn Lý Trường Thành không phải là một công trình độc lập, đơn lẻ mà bao gồm rất nhiều bức tường khác nhau được xây dựng, chuyển dịch và sáp nhập dưới những triều đại khác nhau trải dài trên 2000 năm.


Vạn Lý Trường Thành là một trong những công trình tiêu biểu của Trung Quốc.

Phần lớn những gì còn lại và làm nên biểu tượng Vạn Lý Trường Thành được xây từ đời Minh (1368-1644).

Rất ít phân đoạn được xây dưới thời Tần Thủy Hoàng còn lại cho tới ngày nay, chủ yếu là các gò và bức tường nhỏ.

2. Vạn Lý Trường Thành không dài "vạn lý"

"Vạn Lý Trường Thành" có nghĩa là tường dài vạn lý. "Lý" là đơn vị đo chiều dài của người Trung Quốc (1 lý = 0,5km).


Vạn Lý Trường Thành tuyệt đẹp trong nắng tuyết.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây nhất của Cục Quản lý Di sản văn hóa Trung Quốc (SACH), chiều dài thực của Vạn Lý Trường Thành là 21.196km – một con số đáng kinh ngạc.

3. Không thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ Mặt trăng

Từ năm 1750, rất lâu trước khi con người thám hiểm không gian, William Sturkley – một mục sư người Anh và là bạn của nhà toán học Newton đã cho rằng có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành từ Mặt trăng.

Stukeley viết rằng: "Bức tường hùng vĩ dài bốn dặm (Tường thành Hadrian) chỉ bị vượt qua bởi Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Bức thành Vạn Lý đã khắc họa nên đường nét to lớn trên bề mặt địa cầu và có thể được nhìn thấy rõ ở mặt trăng".


Rất nhiều người lầm tưởng có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ Mặt trăng.

Tuy nhiên, sự thật là không thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ mặt trăng bằng mắt thường hay bằng máy ảnh. Rõ ràng, chiều rộng của bức thành nhìn từ Mặt trăng tương đương với nhìn một sợi tóc từ khoảng cách 3km.

Nói cách khác, để nhìn được Vạn Lý Trường Thành từ Mặt trăng sẽ yêu cầu thị lực siêu phàm với độ phân giải không gian tốt hơn 17.000 lần so với thị lực bình thường là 20/20.

4. Vạn Lý Trường Thành không phải công trình nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Năm 2003, một phi hành gia người Mỹ gốc Trung Quốc có tên Leroy Chiao đã lấy một bức ảnh từ Trạm vũ trụ quốc tế cho thấy bức tường lớn. Tuy nhiên, ảnh đó quá mờ và người chụp bức ảnh cũng không dám chắc đó là Vạn Lý Trường Thành.


Hình ảnh Vạn Lý Trường Thành nhìn từ vũ trụ.

Thực tế cho thấy, chỉ có thể nhận ra Vạn Lý Trường Thành từ quỹ đạo thấp (khoảng 160km tính từ mặt đất), tuy nhiên nó còn khó nhìn hơn các công trình nhân tạo khác như kim tự tháp, sân bay, bến cảng,...

5. Vạn Lý Trường Thành không đánh dấu ranh giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ

Trung Quốc hình thành từ bao giờ vẫn là một câu hỏi lớn gây nhiều tranh cãi. Trong thời kỳ bất ổn với nhiều biến cố lịch sử, bản đồ và các đường ranh giới thường xuyên thay đổi và được vẽ lại.

Thời kỳ này, người Mông Cổ chủ yếu sống du mục, điều này cũng khiến ý niệm về biên giới quốc gia càng trở nên mờ nhạt khi mà các bức tường vẫn còn dang dở.


Vạn Lý Trường Thành như một bức thành phòng thủ quân sự vững chắc.

Vì vậy, có thể nói rằng mục đích xây dựng ban đầu của Vạn Lý Trường Thành không phải là ranh giới phân chia giữa Trung Quốc và Mông Cổ mà có thể là bức thành phòng thủ để ngăn chặn các mối đe dọa từ phía bắc.

6. David Copperfield không hề đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành

David Copperfield là một huyền thoại trong thế giới ảo thuật huyền bí và màn đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành là một trong những màn ảo thuật kinh điển khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ, thán phục.


Màn ảo thuật kinh điển của David Copperfield tại Vạn Lý Trường Thành.

Tất nhiên, chuyện đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành là không tưởng. Những gì khán giả nhìn thấy chỉ là David Copperfield biến mất qua tấm màn chắn và sau đó xuất hiện ở phía bên kia thành.

Thực chất đó là cách sử dụng ánh sáng và đánh lừa thị giác của những người theo dõi vô cùng tinh vi và làm nên thành công cho màn trình diễn.

7. Vạn Lý Trường Thành được làm từ xương của những người xây dựng

Để gắn kết những viên đá lại cho bức tường vững chắc, người Trung Quốc đã sử dụng hồ được làm từ bột gạo.

Tuy nhiên, nhiều lời đồn đại nói rằng các bức tường ở đây còn được xây bằng xác người, chính là xác của những nhân công tham gia xây dựng.


Vạn Lý Trường Thành còn được gọi là "Nghĩa địa dài nhất thế giới".

Có đến hàng trăm ngàn người đã chết khi xây dựng Vạn Lý Trường Thành, bởi vậy công trình này còn có tên gọi khá rùng rợn "Nghĩa địa dài nhất thế giới".

8. Chỉ có thể chiêm ngưỡng Vạn Lý Trường Thành ở Bắc Kinh


Vạn Lý Trường Thành là một điểm du lịch hấp dẫn ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Nhiều người nhầm tưởng rằng có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành ở bất cứ nơi nào tại Trung Quốc nhưng thực ra, các điểm tham quan Vạn Lý Trường Thành hiện nay đều nằm ở Bắc Kinh và khu vực ngoại thành phía bắc, bao gồm các đoạn Trường Thành: Bát Đạt Lĩnh, Mutianyu, Simatai và Shixiaguan.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất