Vào một thời điểm nào đó, máy móc sẽ kiểm soát loài người

Đó là nỗi lo của rất nhiều nhà khoa học, những bộc óc thông minh nhất Trái Đất như Stephen Hawking, Elon Musk...

Các nhà tương lai học đang ám ảnh với một khái niệm mới: Sự dị biệt (Singularity), hay còn được hiểu là lúc các trí thông minh nhân tạo vượt xa trí thông minh của con người.

Hiện nay việc này chỉ thấy ở trong khoa học viễn tưởng. Ví dụ như nhân vật Eva trong phim "Ex Machina", HAL trong "2001: A Space Odyssey", và robot overlords trong "The Matrxi". Trong những bộ phim ấy, các robot đều trở mặt và lấn át chính các nhà kiến tạo nên nó.

Sư dị biệt đã thực sự làm một số người suy nghĩ trong kỉ nguyên của máy tính này. Hãy trở lại nguyên thuỷ của trí thông minh nhân tạo.

Bài này sẽ lấy ví dụ trong phim "The Imitation Game". Alan Turing là nhà toán học Anh có tầm nhìn xa trông rộng được Benedict Cumberbatch thủ vai. Ông ta đã phá vỡ mật mã để cứu hàng triệu sinh mạng trong Chiến tranh Thế giới thứ II và sáng tạo nên máy tính thời hiện đại. Trong một bài giảng vào năm 1951 với chủ đề "Sự thông minh của máy móc: Thuyết Dị Giáo" đã nêu lên quan điểm của Turing mà ngày nay chúng ta gọi là Sự dị biệt.

Turing nói rằng sự ra đời của các máy móc có thể suy nghĩ nên bị ngăn chặn bởi tôn giáo. Cũng giống như trường hợp của Galileo, ông bị kết tội do nói rằng Trái Đất quay quanh mặt trời, bởi những nhà trí thức lo sợ họ sẽ mất việc. Tuy nhiên, điều nãy vẫn chưa cần lo lắng lắm vì các máy móc vẫn thông minh vừa đủ mức giới hạn.


Máy móc không thế chết giống con người, nó còn có khả năng trao đổi thông tin với nhau để trở nên vượt trội hơn.

Đó là lúc máy móc trở nên đáng sợ

Turing nói rằng: "Có thể lúc khi cách thức suy nghĩ của máy móc được hoàn thiện, thì không lâu sau đó nó sẽ vượt quá quyền hạn của chúng ta. Máy móc không thế chết giống con người, nó còn có khả năng trao đổi thông tin với nhau để trở nên vượt trội hơn. Vào một thời điểm nào đó, máy móc sẽ kiểm soát loài người".

Nếu máy móc trở nên khéo léo hơn con người trong việc thiết kế các máy móc thông mình khác, chúng ta sẽ đạt được Sự dị biệt. "Một chiếc máy móc siêu thông minh có thể thiết kế các máy móc thậm chí thông minh hơn nữa, sự thông minh mà loại người không thể nào vươn tới", Turing chia sẻ.

Kể cả Stephen Hawking và Elon Musk - những thiên tài của thế giới - cảnh báo sự bùng nổ của trí thông minh nhân tạo hiện nay. Đó cũng chính là lí do ông Musk nói rằng trí thông minh nhân tạo còn nguy hiểm hơn bom nguyên tử.

Chúng ta đã gần đạt được Sự dị biệt

Máy tính đã đánh bại dược con người trong vô số game chiến thuật từ năm 1981. Và những việc tưởng như không thể trong quá khứ thì robot và máy tính bây giờ đã làm được. Có những con robot có khả năng tự thăng bằng khi bị đẩy ngã, có những chương trình nhận biết mặt người nhanh hơn cả con người nhận biết được lẫn nhau.

Thậm chí theo như dự đoán của nhà tương lai học từ Google, ông Ray Kurzweil, từ năm 2020 chúng ta sẽ có robot nano xâm nhập vào trong cơ thể người để chữa bệnh, hoặc có thế kết nối chúng ta vào Internet.

Vấn đề này vẫn được tranh cãi khá nhiều. Một số người vẫn đang thảo luận rằng trí thông minh con người và trí thông minh nhân tạo được định nghĩa như thế nào, hay trí thông minh nhân tạo chỉ là những đoạn mã nhị phân hay không.

Chốt lại, bài này chỉ bàn đến sự điên rồ của trí thông minh nhân tạo và Sự dị biệt, hiện nay thì nó chỉ mới bắt đầu thử nghiệm thôi. Nhưng nếu tất cả điều trên thành sự thật, cuộc sống trên Trái Đất sẽ thay đổi mãi mãi.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất