Vẻ ngoài của cua tương xứng với môi trường sống

Theo một nghiên cứu mới, các loài cua có xu hướng sinh sống trong những môi trường giúp chúng dễ dàng ngụy trang.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Exeter đã đối chiếu các đặc trưng màu sắc của cua xanh sống ở đầm lầy với cua xanh sống ở các vùng nước có đá ngầm trong một nghiên cứu đăng trên Scientific Reports hôm thứ Sáu vừa qua. Họ đã thu thập cua xanh từ sáu địa điểm ở Cornwall, Anh.


Cua có xu hướng sinh sống trong những môi trường giúp chúng dễ dàng ngụy trang.

Tác giả nghiên cứu, Martin Stevens cho biết: “Cua rất đa dạng về màu sắc và hoa văn và thường cực khó thấy. Chúng tôi đã sử dụng phân tích hình ảnh mô phỏng động vật ăn thịt (chim và cá) để kiểm tra xem cua xanh ngụy trang mình như thế nào”.

Các nhà nghiên cứu đã chụp được 47 tấm ảnh của cua ở vùng nước có đá ngầm và các đầm lầy. Môi trường nước có đá ngầm có những bãi đá lớn tạo thành các rãnh sâu chứa sỏi và cát. Ngược lại, môi trường đầm lầy có những bãi bùn nâu đen lớn và tảo trên bề mặt, có đá và các vật thể khác nằm xung quanh.

Diện mạo của cua đầm lầy khá giống bãi bùn nơi chúng sống, trong khi cua vùng nước có đá ngầm làm mờ nhạt bản thân bằng cách hòa mình vào môi trường xung quanh có màu sắc có độ tương phản cao. Khái niệm đó được gọi là “màu sắc đột phá”.

Khác với các nghiên cứu trước đây phân tích sự phù hợp với môi trường xung quanh và ngụy trang có tính đột phá bằng các hệ thống tự tạo, nghiên cứu này kiểm tra môi trường ngụy trang mà các loài động vật thật sử dụng.

Stevens cho hay: “Cua xanh thường được cho là có màu xỉn và xanh, nhưng trên thực tế, chúng có thể khá sặc sỡ và mỗi con có thể hoàn toàn khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi phần nào giải thích được tại sao cua xanh lại đa dạng đến vậy”.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất