Vi khuẩn và hồ mặn giúp khủng long làm bá chủ

Các nhà khoa học của Nga và Đức tin rằng một loại vi khuẩn trong các hồ mặn ở thời cổ đại đã gây nên sự tuyệt chủng hàng loạt của nhiều loài trên trái đất, mở đường cho sự thống trị của khủng long. 


Khoảng 90% loài sinh vật (cả động vật và thực vật) dưới biển và 70% loài trên đất liền đã biến mất khỏi địa cầu trong vòng một triệu năm – một tốc độ khủng khiếp đối với giới cổ sinh vật học. Hiện tượng này dẫn tới sự thống trị của khủng long ở giai đoạn sau.

Sự tuyệt chủng hàng loạt đó vẫn là một bí ẩn đối với giới khoa học. Nhiều giả thuyết cho rằng nó bắt đầu bởi các hoạt động của núi lửa hoặc sự va chạm của một thiên thạch khổng lồ với trái đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học của Viện Vật lý khí quyển (thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga), Trung tâm nghiên cứu môi trường tại Leipzig (Đức) và Viện Vật lý hạt nhân Max Planck (Đức) lại nghĩ khác.

Các nhà cổ sinh vật học thuộc những tổ chức trên tin rằng vi khuẩn trong các hồ mặn ở thời cổ đại đã gây nên sự tuyệt chủng hàng loạt của nhiều loài trên trái đất. Những vi khuẩn đó tạo ra các halocarbon - hợp chất được tạo nên bởi sự liên kết giữa nguyên tử carbon và một hoặc nhiều nguyên tử halogen.

Vi khuẩn Halophytic sống tại các hồ muối và là một trong những dạng sống cổ xưa nhất trên hành tinh. Chúng nhanh chóng xâm chiếm toàn bộ hành tinh do có khả năng chịu nhiệt và lạnh rất tốt. Vi khuẩn Halophytic sống sót qua mùa khô (khi các hồ mặn cạn nước) do chúng sống được giữa các tinh thể muối. Chúng chỉ cần muối để tồn tại và sẽ chất ngay sau khi nước ngọt dâng lên.

Hợp chất halocarbon – thứ mà vi khuẩn Halophytic tạo ra – có khả năng gây ra tác hại to lớn đối với môi trường. Khi xâm nhập vào bầu khí quyển, nó tạo ra các phản ứng quang hóa khiến tầng ozone bị bào mòn. Sự suy giảm của tầng ozone có thể là nguyên nhân khiến thảm hoạ tuyệt chủng xảy ra trên toàn cầu.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất