Vì sao biển đêm lại le lói những ánh sáng kỳ ảo?

Có lẽ điều thông thường nhất bạn biết về kỳ nghỉ trên những hòn đảo là sự ngưng đọng về thời gian, những ly cocktail và việc thỏa thích bơi lội. Những ngày rảnh rang tuyệt vời!

>>> Phát hiện hơn 180 loài cá phát sáng mê hoặc trong biển

Nhưng ban đêm thì sao? Có bao giờ bạn thức dậy để ngắm biển đêm? Bạn sẽ bất ngờ về khung cảnh huyển ảo khi màn đêm buông xuống.

Những đêm không trăng, mặt nước phẳng lặng, một thế giới mới như mở ra. Những ai may mắn sẽ nhìn thấy biển sáng lên với những lớp sáng phát quang sinh học rực rỡ.


Biển đêm

Phát quang sinh học là sự phát sáng từ phản ứng hóa học trong cơ thể sống. Ánh sáng huyền ảo bạn sẽ nhìn thấy là do những sinh vật đặc biệt của đại dương tạo ra.

Hầu hết các sinh vật phát sáng được tìm thấy ở đại dương, bao gồm các loại sinh vật biển như cá, vi khuẩn, sứa… (Dĩ nhiên trên đất liền bạn sẽ thấy cả những loài như đom đóm, một số loài nấm…).


Bộ phim năm 2012 “Cuộc đời của Pi” (Life of Pi), có cảnh ánh sáng xanh trên biển về đêm vây quanh bè gỗ của Pi và con cá voi phát sáng nhảy lên khỏi mặt nước.

Ở một vài nơi trên thế giới, lặn dưới nước vào đêm không trăng cứ như lặn vào một biển sao lấp lánh, như ở Puerto Mosquito (hay còn được biết đến là vịnh Bioluminescent) ở Vieques chẳng hạn.


Ánh sáng phát ra từ thân cá heo vào ban đêm


Cận cảnh một sinh vật phát sáng

Gần với Australia là vịnh Hạ Long của Việt Nam. Ánh sáng lấp lánh ở nơi đây còn huyền ảo, tinh tế hơn. Nhưng bạn chỉ có thể nhìn thấy nó khi tất cả các thuyền tắt hết điện lúc khoảng 11 giờ đêm. Ban đầu có thể ánh sáng này không đẹp như mong đợi, nhưng chỉ cần lặn sâu xuống nước (hoặc thậm chí dùng chân khuấy nước lên), bạn sẽ bắt gặp một màu xanh sáng lấp lánh tuyệt đẹp xung quanh mình.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất