Vì sao cây xương rồng không lá, nhưng vẫn nở hoa cực đẹp?

Khoa học chứng minh rằng giống cây xương rồng nào cũng có thể nở hoa, nhưng chúng thường yêu cầu một số điều kiện rất đặc biệt.

Nhắc tới xương rồng, chúng ta liền nghĩ ngay tới giống cây khẳng khiu, đầy gai góc, khiến chúng ta luôn phải e dè và cẩn thận.

Một điểm đặc biệt của cây xương rồng là chúng không hề có lá. Nguyên nhân là bởi nguồn gốc của chúng ở vùng khí hậu khắc nghiệt, độ nóng cao, nên lá biến thành gai để kiềm chế được quá trình thoát hơi nước của cây.

Tuy nhiên, xương rồng là loài cây có hoa, với các cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm. Một số tài liệu cho biết hoa xương rồng đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tùy theo loài.

Mặc dù vậy, không phải ai cũng từng được chứng kiến cây xương rồng nở hoa. Tại sao lại như vậy?

Xương rồng nào có hoa?


Xương rồng là loài cây có hoa, với các cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm.

Theo Greenthumb, xương rồng có hoa là điều dễ hiểu và là cơ chế sinh sản tự nhiên, giống như mọi loài sinh vật trên thế giới. Có điều, chúng ta ít thấy xương rồng ra hoa là bởi chúng yêu cầu một số điều kiện nhất định.

Thực tế cho thấy có những cây xương rồng sống vài năm, thậm chí hàng chục năm, nhưng không hề có bông hoa nào. Tuy nhiên đến một ngày nào đó, chúng bỗng nhiên nở hoa rực rỡ.

Một điều mà khá nhiều người nhầm tưởng, đó là cho rằng chỉ một số cây xương rồng đặc biệt mới có thể nở hoa. Tuy nhiên theo các tài liệu khoa học, cây xương rồng nào cũng có khả năng nở hoa, nhưng việc này đòi hỏi khá nhiều nỗ lực.

Đây là lý do tại sao những cây xương rồng non hiếm khi nở hoa. Điều kiện trồng trọt, môi trường, khí hậu lý tưởng cũng là một yếu tố.


Hoa xương rồng đa phần là lưỡng tính.

Thậm chí, nếu cây xương rồng không có mọi thứ chúng cần, thì chúng có thể không bao giờ ra hoa.

Một số tài liệu cho rằng tùy thuộc vào biến thể xương rồng, chúng có thể mất từ 1 - 100 năm cho đến khi đủ tuổi để mọc bông hoa đầu tiên.

Lối sống thay đổi theo điều kiện khắc nghiệt

Do là loài cây phát triển trong môi trường rất khắc nghiệt, nên xương rồng cần phải tìm nhiều cách để sinh sản thành công.

Như đã biết, nguồn tài nguyên tại các sa mạc là vô cùng hạn chế. Do đó, xương rồng luôn cần tới một "kế hoạch B" nếu như muốn duy trì giống nòi.

"Nếu xương rồng không có đủ tài nguyên để tạo ra hoa, hoặc không có loài động vật thụ phấn nào ở xung quanh, chúng sẽ sinh sản vô tính", Valentin - một blogger chuyên nghiên cứu về thực vật của Greenthumb cho biết.


Xương rồng cần phải tìm nhiều cách để sinh sản thành công.

Theo đó, cây xương rồng có thể hình thành nên các "bản sao" mini của chúng, với đặc tính gần giống với cây mẹ về mọi mặt. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng giống cây sống sót, nhưng lại không giúp chúng phát triển hoặc thích nghi với sự thay đổi của môi trường xung quanh.

Nguyên nhân là bởi sự tiến hóa chỉ có thể đạt được bằng sinh sản hữu tính, nghĩa là bằng cách hình thành hoa và được thụ phấn bởi một loài thụ phấn, như ong hoặc các loài côn trùng tương tự khác.

Bằng cách này, vật chất di truyền được trao đổi, và sinh ra một cá thể xương rồng hoàn toàn mới thông qua dạng quả.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất