Vì sao chúng ta nôn?

Tại sao chúng ta lại nôn? Là để thưởng thức lại chiếc bánh vừa ăn? Ghê quá! Không phải như vậy.

Ói hai nôn mửa là sự tống tháo thức ăn trong dạ dày qua đường miệng. Nghe có vẻ kinh tởm nhưng đây là cơ chế giúp bảo vệ cơ thể khỏi thực phẩm độc hại mà chúng ta có thể ăn phải.


Ói hai nôn mửa là sự tống tháo thức ăn trong dạ dày qua đường miệng.

Hành động nôn được điểu khiển bởi một phần của não bộ được gọi là area postrema hay vùng nhận cảm hóa học. Khi nó “chỉ thị” dạ dày thanh lọc chất độc, một số thay đổi sẽ xảy ra trong cơ thể chúng ta.

Đầu tiên, nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường để bao phủ hàm răng giúp bảo vệ chúng khỏi axit dạ dày. Sau đó, nhịp tim và nhịp thở của chúng ta dần tăng lên. Cuối cùng, các cơ dạ dày và cơ bụng đẩy ngược thức ăn lên thực quản dẫn đến nôn mửa.

Có nhiều lý do khiến chúng ta nôn.

Phổ biến nhất là do ngộ độc thực phẩm, say tàu xe, bị cúm dạ dày, hay mang thai…

Trong một số trường hợp, chúng ta có thể nôn mửa do ăn quá nhiều, căng thẳng, chấn thương đầu, gặp vấn đề về tai, hay tiêu thụ quá nhiều rượu bia, thuốc…

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất