Vì sao gãi làm đỡ ngứa?

Bạn có bao giờ từng thắc mắc vì sao cơ thể của mình lại cảm thấy ngứa? Từ lâu, ngay cả các nhà khoa học cũng gặp khó khăn trong việc lý giải nguyên nhân của cảm giác ngứa, nhưng giờ thì họ đã tìm ra.

Vì sao con người gãi khi ngứa?

Cảm thấy ngứa ngáy ở một nơi nào đó trên cơ thể là cảm giác cực kì khó chịu, nhưng thực ra đó chính là một chức năng quan trọng của cơ thể, bảo vệ làn da khỏi nhưng tổn hại. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn từng đau đầu để lý giải thứ gì thực sự gây nên cảm giác ngứa, vì sao có những thứ khi tiếp xúc gây ngứa còn thứ khác thì không.

Mới đây, một nghiên cứu mới nhất trên loài chuột của ĐH Oxford, đã thắp lên một tia sáng để có thể thấy được những gì xảy ra trong cơ thể con người khi chúng ta cảm thấy ngứa. Nghiên cứu này, khi được công bố, có thể chữa trị cho hàng nghìn người đang phải trải qua căn bênh ngứa mãn tính.


Cơn ngứa bắt nguồn từ đâu?

Nguyên nhân từ lông trên cơ thể

Cảm giác ngứa thường xảy ra khi có một va chạm nhẹ vào lông ở trên da. Điều này khiến cho bạn đưa tay đến ngay vị trí có tác động và gãi nó đi. Nhìn có vẻ như vô thức, nhưng những hành động đơn giản như vậy chính là một cách hiệu quả để bảo vệ làn da khỏi bị tổn thương khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài thường là côn trùng và kí sinh trùng.

Hành động bảo vệ này đến từ một điều hiển nhiên là, khi gãi, ta có thể cắt ngang bất cứ thứ gì đang ở trên da bạn và gây ra cảm giác ngứa – đơn giản như khi bị muỗi đốt, con muỗi đậu trên tay và cú chích khiến ta phải gãi ngay vị trí đó để đuổi kẻ hút máu đi. Cơ thể con người thật thông minh phải không.

Nhưng không phải bất cứ thứ gì chà vào da cũng khiến chúng ta phải gãi một cách điên cuồng. Lấy ví dụ, như quần áo, thứ tiếp xúc liên tục với cơ thể của bạn. Nếu mọi sự tiếp xúc đều gây ngứa chắc bạn chỉ có thể dành cả ngày cho việc gãi mà thôi. Vậy làm sao cơ thể có thể biết chính xác cảm giác nào được cho là ngứa, để đưa ra phản xạ gãi, còn những va chạm khác thì không?

Nghiên cứu mới đây thực sự quan trọng khi đã bắt đầu hé lộ ra bí mật của quá trình này. Nó cho chúng ta thấy một nhóm tế bào chuyên biệt, một quần thể của “tế bào ức chế thần kinh cột sống”, có trong cột sống và hoạt động như một cánh cửa kết nối giữa não bộ và da cơ thể. Những tế bào này có nhiệm vụ cho phép cảm giác ngứa được đưa tới não bộ hoặc ức chế những tín hiệu đó nhằm ngăn chúng tới được bộ não của bạn.


Các thành phần dây thần kinh dưới da khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy.

Ngứa mãn tính, ngứa ngoại sinh, ngứa lây

Các nhà nghiên cứu đã lai giống cho chuột, làm cho những tế bào trên có sự thiếu sót một cách chọn lọc, họ nhận ra, dấu hiệu ngứa của những con chuột biểu hiện một cách đáng kinh ngạc. Có những con chuột tội nghiệp còn phải tự nhổ cả lông của mình. Những biểu hiện như vậy tái hiện triệu chứng của bệnh ngứa mãn tính, hiện có 8.4% dân số thế giới nhiễm căn bệnh này.

Nghiên cứu này còn cho thấy nếu những kết quả trên được áp dụng trên cơ thể con người, chứng ngứa mãn tính mắc phải có thể do nhưng thiếu sót nào đó trong các tế bào đặc biệt của cột sống. Đây có lẽ sẽ là mục tiêu để tìm ra phương thuốc, trong tương lai, cho những người hằng ngày đang phải trải qua những cơn ngứa mãn tính.
Không chỉ vậy nghiên cứu này còn cho thấy trong khi cơn ngứa gây ra bởi những va chạm nhẹ trên cơ thể lũ chuột bị gián đoạn, không có bất kì sự thay đổi nào trong cách chúng phản ứng với nhưng vết ngứa có phản ứng viêm tấy, ví dụ như vết muỗi đốt.

Việc này có gì đáng chú ý? Bởi lẽ, cho dù cả hai kiểu ngứa với bạn đều cảm thấy như nhau, nhưng cơ thể bạn lại gửi những thông tin riêng biệt về những kiểu gây ngứa đến bộ não, qua những cách khác nhau. Các nhà nghiên cứu gọi những tế bào này là “bộ não của cột sống” vì chúng là những minh chứng cho việc hệ thần kinh của con người có thể sản sinh ra những hành vi rất phức tạp mà không cần đến ý thức điều khiển.

Những con chuột biểu hiện hoàn toàn bình thường với những va chạm gây đau. Thú vị thay, nghiên cứu trước đó, của đại học Y St. Thomas, đã cho thấy có một liên kết phức tạp giữa những vết ngứa ngoại sinh( như những vết cắn của côn trùng) với cảm giác đau. Họ chỉ ra rằng, một va chạm gây đau đớn hay cảm giác nóng, bỏng có thể xua đi cảm giác ngứa ngoại sinh (dường như không phải là một sự trao đổi hay ho cho lắm). Bởi vậy, đó chính là lí do vì sao bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi gãi một vết phát ban.Chính cảm giác đau khi gãi đã làm giảm đi cảm giác ngứa. Thật buồn, hiệu ứng này chỉ là tạm thời.

Ngạc nhiên là, có cả những bằng chứng đưa ra rằng cảm giác ngứa không phải chỉ là quá trình xảy ra trên làn da của bạn, đôi khi còn có thể là do những yêu tố về tâm lý. Đã có những ghi chép về “Ngứa lây” khi mà chỉ cần nhìn người khác gãi cũng có thể khiến cho một người có cảm giác như đang có một vết ngứa lan ra. Thực sự, một nghiên cứu gần đây, của ĐH Y dược Wake forest, cho thấy, chỉ bằng những kích thích thông qua hình ảnh hoặc âm thanh liên quan đến hành động gãi cũng có thể khiến cho hành vi gãi ngứa gia tăng đột biến trên những người tham gia.

Cho đến nay, tác nhân của ngứa cũng như cơ chế hoạt động của cơ thể để ngăn chặn nó vẫn luôn là một chủ đề bất tận, chưa có lời giải cặn kẽ. Tuy nhiên, khi đọc đến đây liệu bạn đã cảm thấy có một chút ngứa trên cơ thể chưa?

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất