Vì sao khoai tây sinh ra khí độc khi bị thối rữa?
Khoai tây có chứa các hợp chất độc hại được gọi là glycoalkaloid, trong đó phổ biến nhất là solanine và chaconine.
Độc tố solanine trong khoai tây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến người ăn phải sẽ bị ngộ độc... (Ảnh minh họa).
Chất độc solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm lá, quả và củ. Ngoài khoai tây, solanine cũng được tìm thấy trong một số loài thực vật khác thuộc họ cà như cà độc dược, cà tím, cà chua… Độc tố này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến người ăn phải sẽ bị ngộ độc, dẫn đến tiêu chảy, lú lẫn, mất tự chủ, yếu cơ và thậm chí tử vong.
Khoai tây để lâu trong môi trường tối, bị hư hỏng hoặc bị thối sẽ sinh ra hàm lượng glycoalkaloid bên trong củ, nồng độ cao nhất nằm ở lớp vỏ và mầm. Hợp chất glycoalkaloid khó bị phân hủy, ngay cả khi ở nhiệt độ cao, có thể dẫn đến ngộ độc nếu ăn phải.
Ngoài ra, khoai tây khi bị thối rữa sẽ sinh ra khí methane. Khí methane không phải là một chất độc hại nếu ở nồng độ thấp và nếu hít phải một lượng nhỏ khí methane không gây nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ở nồng độ cao, khí methane có thể gây nguy hiểm, đặc biệt ở môi trường kín.
Nếu trong môi trường kín có nồng độ khí methane cao, nó có thể gây ra nguy cơ cháy, nổ, làm giảm lượng không khí cần thiết để duy trì sự sống, gây ra nguy cơ bị ngạt thở dẫn đến tử vong.
- Trồng hoa hồng từ củ khoai tây
- Tại sao khoai tây mọc mầm gây độc cho cơ thể?
- Cách đơn giản loại bỏ độc tố trong khoai