Vì sao ngã xuống biển Chết không sợ chết chìm?
Dù không biết bơi, nhưng khi ngã xuống biển Chết, du khách sẽ không lo bị chết đuối.
Thuộc biên giới giữa bờ Tây, Israel, và Jordan trên thung lũng Jordan, chiều dài 76 km, nơi sâu nhất 400m, biển Chết còn là hồ chứa nước với độ mặn cao nhất thế giới tới 38% so với 2.5% của độ mặn ở biển thông thường.
Vẻ đẹp lãng mạn ở biển Chết.
Nhìn về mặt địa hình, biển Chết nằm lọt thỏm giữa vùng có địa hình xung quanh tương đối cao. Xung quanh các sông chảy vào biển Chết phần lớn là sa mạc và nham thạch đá vôi chứa nhiều muối khoáng.
Lượng muối ở đây cao hơn gấp nhiều lần so với các biển và đại dương khác trên thế giới.
Do không có đường ra nên hàm lượng muối đều giữ lại trong "hồ nước" này. Chính bởi độ đậm đặc này khiến không sinh vật nào sống nổi và cái tên biển Chết cũng ra đời.
Du khách đến biển Chết không lo bị chìm bởi cơ thể sẽ tự động nổi trên mặt nước. Điều thú vị này khiến biển Chết từ lâu thành điểm du lịch nổi tiếng.
Vậy tại sao khi ngã xuống đây không bao giờ lo bị chết đuối?
Điều này được lý giải do hàm lượng muối trong nước biển ở biển Chết quá cao. Sự hiện diện của muối làm tăng mật độ nước trong biển Chết.
Ngay cả không biết bơi, du khách vẫn không sợ bị chết đuối ở đây
Mật độ nước càng cao khiến lực nổi càng lớn. Hay nói cách khác, tỷ trọng nước biển còn lớn hơn cả tỷ trọng cơ thể người, tạo ra lực nổi đủ lớn khiến người nổi lên mặt nước.
- Bí ẩn sinh vật bất tử sống tốt ở hành tinh khác, có thể lai với con người
- Kỳ lạ 6 nơi “ngoài Trái đất” vẫn có Wi-Fi căng đét lướt web
- Cộng hòa Síp (Cyprus) có gì mà hàng nghìn người sẵn sàng chi 60 tỉ đồng mua hộ chiếu?