Vì sao người Ai Cập thời cổ đại sợ chết ở xứ người?
Người Ai Cập thời cổ đại thờ cúng rất nhiều vị thần và tin rằng tồn tại thế giới cõi âm. Đặc biệt, họ rất sợ việc qua đời ở xứ người cũng vì lý do tín ngưỡng này.
Là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, những bí mật về Ai Cập thời cổ đại được các chuyên gia giải mã thu hút sự quan tâm của công chúng. Một trong những chủ đề về Ai Cập cổ đại được công chúng quan tâm nhiều nhất là thế giới bên kia. Người Ai Cập tin rằng sau khi chết, linh hồn sẽ sang thế giới cõi âm.
Người Ai Cập cổ đại tin có thế giới bên kia.
Để có thể đến được thế giới bên kia tận hưởng cuộc sống vĩnh hằng, hạnh phúc, linh hồn phải vượt qua nhiều thử thách của các vị thần. Việc sang thế giới bên kia không hề dễ dàng. Đặc biệt là trường hợp người Ai Cập chết ở nơi đất khách xứ người.
Theo quan niệm của người Ai Cập, việc qua đời ở khu vực bên ngoài đất nước sẽ khiến linh hồn của họ khó có thể tới được thế giới bên kia an toàn. Thi thể của người quá cố cần phải được chôn cất ở khu vực thung lũng sông Nile. Như vậy, linh hồn mới có thể đến được vùng đất cực lạc và sống dưới sự che chở của các vị thần.
Do đó, để không chết ở nơi xứ người, người Ai Cập sống và làm việc ở nước ngoài thường thu xếp trở về quê hương khi đau ốm, bệnh tật lâu ngày. Họ muốn trút hơi thở cuối cùng tại "đất mẹ" và sau đó linh hồn sẽ sang thế giới bên kia một cách thuận lợi. Một số người Ai Cập không thích đi tới các nước khác vì lo sợ sẽ gặp điều bất trắc và qua đời trước khi có thể về quê nhà.
- 11 bí mật của nhà hàng buffet mà chỉ người trong ngành mới biết
- Top 15 biểu tượng may mắn đại diện cho các quốc gia từ khắp thế giới
- Bất ngờ phát hiện loại nước siêu lạnh “hai trong một”