Vì sao phích nước nóng giữ được nhiệt?

Phích nước là một dụng cụ gia đình dùng để đựng nước sôi hoặc nước ấm.

Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học kiêm hóa học Sir James Dewar (1842-1923), nhà hóa học và vật lý học người Scotland, vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton.

Rót một cốc nước sôi, để nó trong không khí, chẳng mấy chốc cốc nước đó liền nguội đi. Nhưng, nếu cho nước sôi vào trong phích nước nóng thì có thể duy trì nhiệt độ của nước sôi một thời gian khá dài.


Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định.

Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Ruột phích do hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, rút không khí giữa hai lớp vỏ đi và tráng một lớp thuỷ ngân mỏng lên một phía của ruột phích. Ruột phích có một cái miệng phích nhỏ hơn nhiều so với "thân mình" của nó. Trên miệng phích có thể đậy bằng cái nút gỗ mềm. Chính là nhờ có cấu tạo như vậy làm cho phích nước nóng thành cái phích giữ nhiệt "ruột gan nóng, vẻ ngoài lạnh".

Khi cho nước sôi vào phích xong, cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường.

Trường hợp lí tưởng là, sau khi ruột phích cắt đứt ba loại phương thức truyền nhiệt, nước nóng trong phích có thể giữ nhiệt mãi mãi. Nhưng trong thực tế, hiệu quả cách nhiệt của phích nước nóng không hoàn thiện đến như vậy, cho nên sự giữ nhiệt của phích lúc nào cũng có một giới hạn về thời gian. Vượt quá giới hạn đó, phích sẽ không còn giữ được nhiệt nữa.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất