Vì sao vi khuẩn chỉ gây mụn ở một số người?

Mặc dù thực tế có đến 80% dân số thế giới đã từng một lần trong đời phải trải qua cơn ác mộng mang tên là mụn, và tồi tệ hơn là mụn trứng cá. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn thật sự không hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách ngăn chặn nó.

Nhưng một nghiên cứu mới đây cuối cùng đã tìm ra lý do tại sao vi khuẩn sống trên da chỉ gây viêm nhiễm ở một số người nhất định còn những người khác thì nó lại để yên.

Hiện nay, các bác sĩ điều trị tình trạng mụn trứng cá nặng với một trong hai loại thuốc: kháng sinh hoặc điều chỉnh nội tiết tố như Isotretinoin và Roaccutane.


Kích thước của nang lông chính là câu trả lời cho vấn đề này. (Nguồn ảnh: gazettereview).

Tuy nhiên, tất cả những loại thuốc này đều gây ra tác dụng phụ. Bên cạnh đó, chúng đều khá mạnh nên không được uống trong một thời gian dài. Trong một số trường hợp, các loại thuốc này vẫn không mang lại bất kì tác động hữu hiệu nào cả vì cấu trúc cơ thể riêng biệt của từng người.

Nghiên cứu mới tập trung vào sự tác động của vi khuẩn lên da. Da của chúng ta dù giữ sạch như thế nào đến đi nữa cũng luôn bị bao phủ bởi vi khuẩn và đây chính là thành trì đầu tiên của cơ thể chống lại sự xâm nhập của chúng.

Mặc dù ai cũng có rất nhiều vi khuẩn trên da nhưng một số người lại không bao bao giờ bị mụn trong khi những người khác có cố gắng như thế nào cũng không thể thoát khỏi được tình trạng này.

"Thông thường, chúng ta chung sống hòa bình với những con vi khuẩn. Nhưng tại một số thời điểm nhất định, sự yên bình này bị phá vỡ và bạn sẽ bị nhiễm trùng", theo lời nhà nghiên cứu Richard Gallo từ Đại học California, San Diego (Hoa Kỳ) cho biết.

Gallo và các đồng nghiệp của ông nhận thấy một loại vi khuẩn vô hại thường sống trên da của chúng ta bắt đầu gây ra viêm và mụn khi chúng bị mắc kẹt vào môi trường nhiều mồ hôi và dầu, chẳng hạn như nang lông.

Nhưng nang lông của mọi người là không giống nhau. Và đó có thể là lý do giải thích tại sao không phải ai cũng bị mụn trứng cá. Một số người chỉ đơn giản là vì có nang lông có kích thước nhỏ hơn người khác, khiến cho môi trường sinh sống của vi khuẩn ngột ngạt hơn và từ đó làm cho chúng tức giận phản ứng ngược lại lên da.


Việc làm sạch da thường xuyên không phải là cách chữa mụn hiệu quả.

Khi bị mắc kẹt vào môi trường yếm khí cùng với các tế bào da và tóc, vi khuẩn P. acnes biến bã nhờn thành các axit béo, kích hoạt tình trạng viêm trong các tế bào da lân cận.

Thông thường sưng viêm sẽ được cơ thể kiểm soát bằng các enzyme gọi là deacetylases histone. Nhưng vi khuẩn sẽ ngày càng đông và tiết ra nhiều axit béo hơn nữa, gây ra mụn đỏ, đau.

Việc làm sạch da thường xuyên không phải là cách chữa mụn hiệu quả vì chúng đã vao sâu trong nang lông và đóng kín cửa ra vào bằng một loại chất gọi là màng sinh học.

"Chúng ta có thể ức chế các axit béo, hoặc ngăn chặn tác động của chúng trên da", Gallo cho biết. "Tôi cho rằng phương pháp mới này thật sự hiệu quả và giúp làm giảm đáng kể tình trạng mụn". Các loại thuốc chữa mụn thế hệ mới có chức năng kiểm soát axit béo do vi khuẩn tiết ra đang được phối chế và dự định sẽ bắt đầu đưa ra thị trường vào 2 năm tới.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất