Viêm niệu đạo ở nam giới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm niệu đạo ở nam giới cần được điều trị nhanh chóng, dứt điểm, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Những điều cần biết về bệnh viêm niệu đạo ở nam giới
Viêm niệu đạo là gì?
Niệu đạo, hay còn biết đến là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể, đồng thời cũng dẫn tinh dịch. Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị viêm và kích thích. Nó thường khiến bệnh nhân đau khi đi tiểu và tăng cảm giác muốn đi tiểu. Nguyên nhân chính của căn bệnh này là do vi khuẩn.
Viêm niệu đạo không giống như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Chúng có thể có các triệu chứng tương tự, nhưng đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của viêm niệu đạo.
Viêm niệu đạo ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Ở bài này chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về viêm niệu đạo ở nam giới. Theo Antimiccoat, khoảng 4 triệu người Mỹ mắc căn bệnh này mỗi năm, trong đó nguyên nhân do Nongonococcal chiếm 80% các trường hợp.
Các triệu chứng của viêm niệu đạo ở nam giới là gì?
Biểu hiện viêm niệu đạo ở nam giới thường gặp là:
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Ngứa hoặc rát gần lỗ dương vật
- Xuất hiện máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu
- Dịch chảy ra từ dương vật
Những người bị viêm niệu đạo cũng có thể không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào, đặc biệt đúng với phụ nữ. Còn viêm niệu đạo ở nam giới, các triệu chứng có thể không rõ ràng nếu viêm niệu đạo phát triển do nhiễm chlamydia hoặc đôi khi là nhiễm trichomonas. Vì lý do này, kiểm tra bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) là rất cần thiết.
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nam giới?
Thông thường, hầu hết các trường hợp viêm niệu đạo là kết quả của nhiễm trùng từ vi khuẩn hoặc virus. Vi khuẩn là nguyên nhân viêm niệu đạo ở nam giới phổ biến nhất. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang và thận cũng có thể làm nhiễm trùng niêm mạc niệu đạo. Vi khuẩn tự nhiên trong khu vực sinh dục cũng có thể gây viêm niệu đạo nếu chúng xâm nhập vào đường tiết niệu.
Theo nguồn tin của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), vi khuẩn liên quan đến viêm niệu đạo bao gồm:
- Neisseria gonorrhoeae
- Chlamydia trachomatis
- Mycoplasma
Các mầm bệnh là tác nhân sinh học gây bệnh. Các mầm bệnh tương tự gây ra các bệnh lây qua đường tình dục cũng có thể gây viêm niệu đạo. Chúng bao gồm các vi khuẩn gây bệnh lậu, chlamydia và ký sinh trùng gây ra bệnh trichomonas.
Ngoài ra còn có virus dẫn đến sự phát triển của viêm niệu đạo, bao gồm: virus papilloma ở người (HPV), virus herpes simplex (HSV) và cytomegalovirus (CMV).
Viêm niệu đạo ở nam giới là một căn bệnh phổ biến, dễ mắc phải.
Các loại viêm niệu đạo
Có nhiều loại viêm niệu đạo khác nhau, được phân loại theo nguyên nhân gây viêm:
- Viêm niệu đạo do vi khuẩn gây ra bởi cùng một loại vi khuẩn gây ra bệnh lậu lây qua quan hệ tình dục. Nó chiếm 20% các trường hợp viêm niệu đạo.
- Viêm niệu đạo do Nongonococcal là viêm niệu đạo do các bệnh nhiễm trùng khác không phải là bệnh lậu. Chlamydia là một nguyên nhân phổ biến của viêm niệu đạo do Nongonococcal, các bệnh lây qua đường tình dục khác cũng là thủ phạm.
Tuy nhiên, có thể xảy ra trường hợp mắc bệnh không liên quan đến STI. Những nguyên nhân này có thể bao gồm chấn thương, chẳng hạn như từ ống thông hoặc các loại chấn thương bộ phận sinh dục khác.
Điều trị viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo ở nam giới uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng vi-rút là những lựa chọn hàng đầu. Một số phương pháp điều trị phổ biến cho viêm niệu đạo bao gồm:
- Azithromycin, một loại kháng sinh, thường được dùng dưới dạng một lần.
- Doxycycline, một loại kháng sinh đường uống thường được uống hai lần một ngày trong bảy ngày.
- Erythromycin, một loại kháng sinh có thể dùng đường uống, bốn lần một ngày trong bảy ngày.
- Ofloxacin, một loại kháng sinh đường uống thường được uống hai lần một ngày trong bảy ngày.
- Levofloxacin, một loại kháng sinh đường uống thường được sử dụng một lần một ngày trong bảy ngày.
Các triệu chứng sẽ được cải thiện chỉ sau một vài ngày kể từ khi điều trị. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn nên hoàn thành đơn thuốc theo khuyến nghị của bác sĩ.
Các biến chứng liên quan đến viêm niệu đạo là gì?
Thuốc thông thường có thể điều trị viêm niệu đạo nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng không được điều trị, những biến chứng sẽ kéo dài và trở nên khá nghiêm trọng:
- Nhiễm trùng lan sang các phần khác của đường tiết niệu, bao gồm niệu quản, thận và bàng quang.
- Nhiễm trùng không được điều trị có thể lan sang máu, dẫn đến nhiễm trùng huyết, có thể gây tử vong.
- Nhiễm trùng hoặc viêm tuyến tiền liệt.
- Hẹp một phần niệu đạo do sẹo, khiến đi tiểu đau đớn.
Ngăn ngừa tình trạng viêm niệu đạo
Nhiều vi khuẩn gây viêm niệu đạo có thể truyền sang người khác thông qua quan hệ tình dục. Bởi vậy, quan hệ tình dục an toàn là một biện pháp phòng ngừa quan trọng. Các mẹo dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Tránh quan hệ với nhiều bạn tình.
- Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.
- Kiểm tra nam khoa thường xuyên.
Bên cạnh các biện pháp quan hệ tình dục an toàn hơn, có nhiều cách khác giúp sức khỏe đường tiết niệu tốt hơn:
- Uống nhiều nước.
- Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục.
- Tránh thực phẩm có tính axit.
- Tránh tiếp xúc với chất diệt tinh trùng, đặc biệt khi bạn đã biết chúng gây kích thích niệu đạo của bạn.
Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không? Cảnh báo bệnh gì?
Dấu hiệu nhận biết nam giới bị viêm tuyến tiền liệt