Viêm xoang và những điều cần biết

Viêm xoang là một bệnh thường gặp, hay mắc đi mắc lại và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Những hiểu biết nhất định về viêm xoang sẽ giúp giảm bớt những phiền toái do bệnh gây ra.

Các xoang mặt được thông với mũi qua lỗ thông xoang. Niêm mạc của xoang rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp lực không khí, áp lực O2 và CO2.

- Tắc lỗ thông xoang: Do viêm mũi hoặc lỗ thông nhỏ, chất dịch thoát ra không kịp làm cho lỗ thông phù và càng nhỏ thêm.

- Hệ thống lông chuyển ở mũi kém hoạt động.

- Tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.

- Do viêm mũi dị ứng, viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi...) và bị bội nhiễm, viêm mũi mãn tính gây popyp (thịt dư) mũi, dùng Aspirin trong trường hợp không dung nạp được thuốc và làm nặng thêm popyp mũi xoang có sẵn.

- Do nhiễm trùng từ mũi hoặc từ răng số 5, 6, 7 hàm trên.

- Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.

- Do một số nguyên nhân toàn thân như: Suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, rối loại hệ thần kinh thực vật.

Nhóm xoang trước thường cho triệu chứng có mũi, nhóm xoang sau thường cho triệu chứng phía họng.

Viêm họng cấp sẽ có các triệu chứng thường gặp sau:

- Chảy nước mũi trong, dịch nhầy hoặc mủ. Nếu chảy mũi mủ, người bệnh ngửi thấy mùi hôi trong mũi, còn chảy mủ vì viêm xoang hàm do răng người bệnh ngửi thấy mùi hôi trong mũi.

- Nghẹt mũi, có thể tạm thời gây mất khứu giác.

- Có thể đau nhức quanh ổ mắt, nặng mặt, đau nhức một số vùng trên mặt: đau vùng má khi đau xoang hàm, vùng góc trong trên mắt khi viêm xoang sàng, vùng đầu trong lông mày khi viêm xoang trán.

- Nếu ở nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu không chảy mũi, đôi khi mệt mỏi: có thể có triệu chứng xa nơi bệnh như ở đường tiêu hóa, phế quản, thận, khớp.

- Nếu ở nhóm xoang sau: bệnh nhân không chảy mủ, đôi khi phải đằng hắng do có dịch cuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy một số trường hợp bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

- Điều trị viêm xoang không khó khăn lắm, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Nên khám bệnh ở các cơ sở chuyên khoa, nếu tự ý dùng thuốc có thể gây lờn thuốc hoặc gặp các tác dụng ngoại ý của thuốc gây hại đến sức khỏe.

- Nếu sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đàm xuống họng... Có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng Histamine, giảm đau giảm xung huyết (như đối với Decolgen, Actifed... người cao huyết áp phải thật cẩn thận khi dùng), có thể dùng thêm thuốc xịt mũi, xông mũi tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

- Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm.

- Trước khi vào đợt viêm xoang, có thể ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không làm được, một số người đã ráy mũi, tuy đỡ khó chịu hơn nhưng dễ mang vi trùng vào và làm cho bệnh nặng thêm.

- Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng... để tránh bị viêm xoang mãn tính.

- Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.

- Không nên cố gắng hỷ mũi mạnh khi mũi không thông vì như vậy sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.

- Chỉ hỉ mũi ra, không hít ngược vào trong như trẻ nhỏ thường làm.

- Bệnh có thể lây lan vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.

- Để điều trị viêm xoang, ngoài việc dùng thuốc, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định xông mũi tại nhà. Bệnh nhân có thể mua dễ dàng dụng cụ xông mũi họng tại các nhà thuốc.

- Nhỏ mũi bằng Rhinex hoặc Nasoline 3 - 4 giọt mỗi bên. Lưu ý không dùng quá 3 đến 5 ngày vì dùng các thuốc này lâu ngày dễ gây tình trạng viêm mũi do thuốc.

- 15 phút sau hỉ mũi sạch.

- Cho 200ml nước nóng và 4-5 giọt Melyptol vào dụng cụ xông mũi họng, sau đó úp mũi và miệng vào hút thở đều trong 10-15 phút.

- Mỗi ngày chỉ nên xông mũi 1-2 lần.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất