Viết kinh thánh khiến tăng lữ bị nhiễm độc

Các mẩu xương thời Trung cổ từ sáu nghĩa trang Đan Mạch khác nhau cho thấy các tăng lữ - những người viết Kinh thánh và những tài liệu tôn giáo khác - có thể đã bị tiếp xúc với thủy ngân độc chất, được dùng để tạo một trong những màu mực của họ: màu đỏ.

Công trình sẽ được đăng tải trên ấn bản tháng 8 của tờ the Journal of Archaeological Science này cũng mô tả một căn bệnh chưa được ghi nhận trước đó, được gọi là FOS, tương tự như bệnh phong và gây tổn thương não. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra các loại dược phẩm chứa thủy ngân được cấp cho 79% những cá nhân bị bệnh phong và 35% mắc bệnh giang mai.

Vì các tăng lữ, những người bị chôn dưới đường đi tu viện của Tu viện Cistercian, không mắc những căn bệnh trên nhưng xương họ lại có thủy ngân, các nhà khoa học tin rằng các tăng lữ bị nhiễm độc khi chuẩn bị và quản lý thuốc, hoặc khi viết những chữ cái đầy nghệ thuật của các quyển sách thời gian đầu, hoặc những quyển sách trước năm 1500 trước Công nguyên.

Kaare Lund Rasmussen, nhà khoa học ĐH nam Đan Mạch, thuộc Viện Vật lý và Hóa học, nghi ngờ rằng mực dùng trong các bản thảo của thư viện chính là nguyên nhân. Ông phát biểu trên Discovery News “con người quen liếm cọ nếu họ muốn đường vẽ đẹp.”

Thậm chí ngày nay, “mọi người không nên chạm, hoặc cọ xát vào các trang giấy da của một quyển sách sơ khai." Lund Rasmussen cho biết thêm thủy ngân “được dùng từ thời đầu vì chất thủy ngân sulfua (HgS) cho ra một màu đỏ đẹp rực rỡ.”


Mọi người cũng biết rằng thủy ngân lỏng kim loại được đưa vào người bệnh ở dạng hơi. Vì vậy nếu tăng lữ “chỉ hơi bất cẩn, họ sẽ hấp thụ theo cách này. Tuy nhiên, họ cũng có thể bị hấp thụ thủy ngân trong quá trình chuẩn bị thuốc.”

Trong công trình này, Lund Rasmussen và nhóm của mình khoan vào các mẫu vật xương của những người được chôn cất, trong đó có một số thầy dòng chôn dưới đường đi tu viện thuộc Chủng viện Franciscan ở Svendborg. Không như những tăng lữ, các thầy dòng không có dấu hiện bị nhiễm độc.


Đồng tác giả Jesper Lier Boldsen phát hiện căn bệnh chưa được ghi nhận trước đó trong khi kiểm tra các bộ xương. Lund Rasmussen cho biết “Chúng tôi không biết liệu FOS có chết người không, nhưng chắc chắn nó có vẻ gây đau đớn và cũng nghiêm trọng như bệnh phong.”

Trong khi nghiên cứu, các nhà khoa học cũng ghi chú rằng, nhờ vào các dấu hiệu cacbon khác nhau, một số người thời Trung cổ có khẩu phần ăn phần lớn là cá biển. Lund Rasmussen cho rằng những người khác “thích thịt và bia hơn là cá và nước.” Những người Cistercian, về mặt nguyên tắc, không được phép ăn thịt các loài 4 chân, nhưng những người Franciscan dường như không phải bị bắt buộc theo thông lệ này.”

Mặc dù các loại hải sản hiện đại có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao từ ô nhiễm môi trường, nhiễm độc từ thực phẩm có thể không xảy ra vào thời Trung cổ. Những nhóm tôn giáo cũng có thể bị ngộ độc thủy ngân do thảo các văn tự thiêng liêng. Trong một công trình nghiên cứu tách biệt, các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Soreq ở Israel và Bảo tàng Israel phát hiện HgS trong bốn mảnh của các cuộc Biến chết, bao gồm các đoạn từ Kinh thánh Do Thái.

Nhà sử học ĐH nam Đan Mạch Kurt Villads Jensen phát biểu với Discovery News rằng ông tin rằng phát hiện về thủy ngân thời Trung cổ dường như “rất thuyết phục” và ông “tuyệt đối không có phản đối gì đến khía cạnh lịch sử, lĩnh vực nghiên cứu chính của tôi của công trình.”

Lund Rasmussen và nhóm của ông dùng đồng vị phóng xạ để xác định niên đạo của các xương được nghiên cứu, nhưng họ hy vọng thực hiện điều này cho nhiều người hơn trong nhóm thử nghiệm, vì điều này có thể tiết lộ thông tin thêm về mối liên hệ giữa ngộ độc thủy ngân và việc dùng mực đỏ. Trước năm 1536, sách không còn viết tay mà được in, vì vậy các nhà khoa học nghi ngờ rằng mực đỏ độc gần như biến mất khỏi các bức họa tu viện.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất