Việt Nam đón nguyệt thực đầu tiên của thập kỷ
Hai hiện tượng thiên văn xảy ra đồng thời vào rạng sáng 11/1 là trăng tròn và nguyệt thực nửa tối. Đây là lần trăng tròn cuối cùng của năm Kỷ Hợi và là lần trăng tròn đầu tiên củ năm dương lịch 2020.
Nguyệt thực có thể quan sát bằng mắt thường, nên chọn nơi quang đãng, ít ánh sáng đèn.
Các bộ tộc bản địa châu Mỹ thời xưa gọi lần trăng tròn này là Trăng sói (Full Wolf Moon) bởi đây là thời điểm họ nghe thấy tiếng tru ầm ĩ của đàn sói đói bên ngoài khu trại của họ. Lần trăng này cũng được gọi là Trăng già (Old Moon) và Trăng sau lễ Yule (Moon After Yule).
Lần trăng tròn này xảy ra nguyệt thực nửa tối khi Mặt Trăng đi qua vùng tối một phần của bóng Trái Đất, còn gọi là vùng nửa tối. Trong suốt quá trình diễn ra loại nguyệt thực này, Mặt Trăng sẽ tối đi một chút và chuyển sang màu đỏ nhạt.
Nguyệt thực nửa tối lần này có thể quan sát ở một vùng rộng lớn gồm châu Âu, châu Phi, châu Á, Ấn Độ Dương, và phía Tây nước Úc. Việt Nam có thể quan sát toàn bộ hiện tượng này.
Tại Việt Nam, nguyệt thực nửa tối bắt đầu lúc 00h07, đạt cực đại lúc 2h10 và kết thúc vào 4h12. Nguyệt thực có thể quan sát bằng mắt thường, nên chọn nơi quang đãng, ít ánh sáng đèn và không bị ô nhiễm không khí.
Lưu ý xem dự báo thời tiết trước khi quan sát.
- 3 sự kiện thiên văn khởi đầu thập niên mới 2020
- Trăng sói, trăng tuyết, trăng hồng… là trăng gì?
- Ngày 26/12 - Việt Nam đón chờ hiện tượng nhật thực một phần kéo dài hơn 3 tiếng
- Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực