VN nỗ lực bảo tồn đa dạng các hệ sinh thái rừng
.
Việt Nam có diện tích rừng tự nhiên vào khoảng 10,3 triệu héc-ta, chiếm 31% diện tích toàn bộ vùng lãnh thổ đất nước. Tuy nhiên, chỉ có 0,57 triệu héc-ta rừng nguyên sinh còn tồn tại.
"Việt Nam đang rất nỗ lực bảo vệ các hệ sinh thái rừng có tính đa dạng về động thực vật bậc cao này" là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hứa Đức Nhị tại lễ ký kết thỏa thuận thực hiện dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng tại Việt Nam” với Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), dưới sự ủy nhiệm của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Kinh tế Đức (BMZ) chiều ngày 8/11.
Ngoài các biện pháp bảo vệ đã được đưa vào những bộ luật tương ứng, Việt Nam đã thiết lập các khu bảo tồn (rừng đặc dụng với tổng diện tích lên tới 2,2 triệu héc-ta), tham gia các hội nghị quốc tế cũng như hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, việc bảo tồn các khu vực đa dạng về loài vẫn còn gặp nhiều thách thức. Theo các dữ liệu khoa học, khoảng 700 loài động thực vật của Việt Nam hiện đang bị đe dọa cấp quốc gia, trong đó 300 loài bị đe dọa trên toàn cầu.
Thông qua dự án mới ký kết với GTZ, Việt Nam hy vọng sẽ tăng cường được năng lực về bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái rừng của đất nước, đặc biệt là cải thiện các điều kiện về luật pháp, tài chính, kỹ thuật, chuyên môn và nhân sự cho hoạt động này ở cấp quốc gia và tại các khu bảo tồn.
Vụ Bảo tồn Thiên nhiên trực thuộc Tổng Cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với GTZ triển khai dự án. Giai đoạn 1 của dự án được thực hiện trong 3 năm (từ tháng 8/2010 - 7/2013) với ngân sách 3 triệu Euro. Văn phòng chính của dự án được đặt tại Hà Nội. Dự án sẽ được triển khai tại nhiều khu vực thí điểm gồm Vườn Quốc gia Ba Bể và khu Bảo tồn Thiên nhiên Na Hang (tỉnh Bắc Cạn và Tuyên Quang), khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hu và Pù Luông (tỉnh Thanh hoá), Vườn Quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế) và những vùng đệm thuộc các khu vực bảo tồn này.
Việt Nam có diện tích rừng tự nhiên vào khoảng 10,3 triệu héc-ta, chiếm 31% diện tích toàn bộ vùng lãnh thổ đất nước. Tuy nhiên, chỉ có 0,57 triệu héc-ta rừng nguyên sinh còn tồn tại.
"Việt Nam đang rất nỗ lực bảo vệ các hệ sinh thái rừng có tính đa dạng về động thực vật bậc cao này" là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hứa Đức Nhị tại lễ ký kết thỏa thuận thực hiện dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng tại Việt Nam” với Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), dưới sự ủy nhiệm của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Kinh tế Đức (BMZ) chiều ngày 8/11.
Ngoài các biện pháp bảo vệ đã được đưa vào những bộ luật tương ứng, Việt Nam đã thiết lập các khu bảo tồn (rừng đặc dụng với tổng diện tích lên tới 2,2 triệu héc-ta), tham gia các hội nghị quốc tế cũng như hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, việc bảo tồn các khu vực đa dạng về loài vẫn còn gặp nhiều thách thức. Theo các dữ liệu khoa học, khoảng 700 loài động thực vật của Việt Nam hiện đang bị đe dọa cấp quốc gia, trong đó 300 loài bị đe dọa trên toàn cầu.
Thông qua dự án mới ký kết với GTZ, Việt Nam hy vọng sẽ tăng cường được năng lực về bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái rừng của đất nước, đặc biệt là cải thiện các điều kiện về luật pháp, tài chính, kỹ thuật, chuyên môn và nhân sự cho hoạt động này ở cấp quốc gia và tại các khu bảo tồn.
Vụ Bảo tồn Thiên nhiên trực thuộc Tổng Cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với GTZ triển khai dự án. Giai đoạn 1 của dự án được thực hiện trong 3 năm (từ tháng 8/2010 - 7/2013) với ngân sách 3 triệu Euro. Văn phòng chính của dự án được đặt tại Hà Nội. Dự án sẽ được triển khai tại nhiều khu vực thí điểm gồm Vườn Quốc gia Ba Bể và khu Bảo tồn Thiên nhiên Na Hang (tỉnh Bắc Cạn và Tuyên Quang), khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hu và Pù Luông (tỉnh Thanh hoá), Vườn Quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế) và những vùng đệm thuộc các khu vực bảo tồn này.