Với 15.000 chiếc răng - đây mới là loài sinh vật nhiều răng nhất thế giới
Đảm bảo bạn sẽ cực bất ngờ khi đây mới là loài sinh vật nhiều răng nhất thế giới - không phải cá mập hay cá sấu, hà mã gì đâu nhé!
Nếu được hỏi sinh vật nào nhiều răng nhất thế giới bạn sẽ trả lời là gì? Đó là cá mập ư, là cá sấu, cá nhám voi... nhưng nếu như vậy thì bạn hoàn toàn sai rồi.
Cần phải nói rõ rằng, răng ở đây không phải chỉ là răng có trong miệng mà là trên toàn cơ thể của sinh vật.
Nhưng có vậy thì bạn cũng nên đứng thật vững bởi bạn sẽ sốc khi biết sự thật này. Sinh vật nhiều răng nhất thế giới sẽ là loài mà bạn không thể ngờ - chính là sên, ốc sên.
Con sên.
Theo số liệu thống kê, chúng có từ 2.000 đến 15.000 chiếc răng siêu nhỏ mà các nhà khoa học gọi là răng vi.
Những răng vi này có chất chitin, chất tạo thành bộ xương ngoài của động vật chân đốt (côn trùng và giáp xác), và chính chất này làm cho chúng có hình dáng như một chiếc vỏ.
Hình ảnh răng vi của ốc sên.
Những răng vi này sắp xếp thành hàng trên các thớ cơ gọi là radula, một cơ quan tương tự như lưỡi người, và được sử dụng để cạo đá (đối với vi tảo), thực vật hoặc thậm chí các động vật khác để lấy thức ăn.
Ốc sên và những chiếc răng của chúng.
Đối với loài này, răng không dùng để nhai như con người hoặc để vồ lấy con mồi như ở động vật ăn thịt, mà chúng được dùng để nạo và bào mỏng thức ăn.
Theo một cuộc khảo sát của Khoa Kĩ thuật thuộc Đại học Portsmouth ở Great Britain, những chiếc răng vi này có sức chống chịu mạnh tương đương với những vật liệu siêu cứng mà con người đã sản xuất.
Những chiếc răng vi này có sức chống chịu mạnh tương đương với những vật liệu siêu cứng.
Hình ảnh răng của ốc sên dưới kính hiển vi.
Phát hiện này đã giúp các nhà khoa học nghiên cứu được bí mật về độ bền của những chiếc răng là do các sợi khoáng chất của nó được ép chặt vào một cấu trúc rất vững chắc.
Các nhà khoa học ước tính độ bền trung bình của một chiếc răng khoảng 5GPa, tương đương áp lực để biến carbon thành kim cương dưới lớp vỏ Trái đất cơ đấy!
Vậy số lượng răng của động vật có xương sống là bao nhiêu?
Đối với động vật có xương sống, cá mập và cá heo là 2 loài đứng đầu danh sách về số lượng răng của chúng. Có những loài cá mập có khoảng 60 răng bao gồm răng ở hàm trên và hàm dưới. Còn ở người, số lượng răng trung bình là từ 28 đến 32 chiếc.
Ở cá mập trắng, số lượng răng của chúng lên đến một con số đáng ngạc nhiên, gấp 50 lần những loài cá mập khác. Chúng có tới 3.000 răng hình tam giác, răng cưa và rất sắc, khoảng 7,5 cm, mọc ở hai hàm và hơi nghiêng vào trong. Hàm răng của chúng có thể tạo nên một lực khoảng ba tấn lên mỗi cm2 cho mỗi lần cắn.
Một con cá mập có thể mất khoảng 30.000 chiếc răng trong suốt vòng đời của nó.
Tuy nhiên, một con cá mập có thể mất khoảng 30.000 chiếc răng trong suốt vòng đời của nó. Mỗi khi nó rụng một chiếc răng, một chiếc răng khác sẽ mọc lên thay thế. Vì khi săn mồi, cá mập trắng thường tạo ra một cú va chạm rất mạnh giữa nó và con mồi nên không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thường tìm thấy răng của chúng dưới đáy biển.
Cá heo cũng là một loài động vật có số lượng răng lớn, dao động từ 80 -100 chiếc. Mặc dù nổi tiếng với hình ảnh thân thiện và ngoan ngoãn, cá heo cũng là loài động vật ăn thịt giống với cá mập và chúng thường dùng răng để ngậm con mồi và thức ăn.
Có phải một loài càng nhiều răng thì sẽ tạo ra một lực cắn càng mạnh?
Câu trả lời là không, thực tế cho thấy, một con vật có cú cắn mạnh thì không liên quan đến số lượng răng của nó.
Ví dụ như một con gấu nặng 115kg, có 30 răng lại có tạo ra một lực mạnh tương đương lực cắn của một con cá mập trắng với khoảng 3.000 chiếc răng và nặng 2.250kg.
Một con vật có cú cắn mạnh thì không liên quan đến số lượng răng của nó.
Trong trường hợp của con người, lực răng của một người có trọng lượng khoảng 70 ký và có đủ 32 răng lại chỉ bằng ⅕ lực răng của con vật có cùng trọng lượng.