Vụ nổ hạt nhân dưới nước đầu tiên trên thế giới
Chiến dịch Ngã tư là một chuỗi các cuộc thử vũ khí hạt nhân do Mỹ tiến hành ở đảo san hô vòng Bikini vào giữa năm 1946. Mục đích của nó là nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân lên các tàu hải quân.
Chiến dịch Ngã tư là vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên sau vụ thử hạt nhân Trinity của Mỹ hồi tháng 7/1945 và cũng là vụ kích hoạt thiết bị hạt nhân đầu tiên sau vụ kích hoạt hạt nhân Fat Man hôm 9/8/1945. Chiến dịch Ngã tư bao gồm hai lần kích hoạt với hai quả bom: Able và Baker. Đám mây hình nấm và cột nước bốc lên từ vụ nổ hạt nhân Baker hôm 25/7/1946. Ảnh chụp từ một tháp trên đảo Bikini cách đó 5,6km.
Crossroads Able, một vũ khí hạt nhân được triển khai trên không có sức công phá 23 kiloton phát nổ hôm 1/7/1946. Quả bom này sử dụng và tiêu thụ lõi Abe nổi tiếng, từng cướp đi sinh mạng của hai nhà khoa học trong hai vụ tai nạn nghiêm trọng riêng biệt.
Các tàu mục tiêu và tàu hỗ trợ trong chiến dịch Ngã tư xuất hiện trại Trân Châu Cảng hôm 27/2/1946.
Vụ nổ bật tung hai triệu tấn nước và cát lên không khí, tạo ra cột nước cao gần 1.830m, rộng hơn 600m, dày 91m. 57 con chuột bọ, 109 con chuột, 146 con lợn, 176 con dê và 3.030 con chuột bạch đã bị đưa lên 22 con tàu mục tiêu gần đó để quan sát. 35% số động vật chết vì ảnh hưởng trực tiếp của vụ nổ hay phơi nhiễm phóng xạ.
Đám mây hạt nhân bốc lên, để lộ một vật thể đứng màu đen, lớn hơn những con tàu ở phía trước. Hầu hết các quan sát viên tin rằng đó là tàu chiến Arkansas bị lật.
Giới quan sát đeo ống nhòm để xem vụ nổ hạt nhân trên biển.
Bom Baker nổ tạo ra vệt "nứt" trắng xóa trên mặt biển dưới những con tàu, và cột khói trồi lên khỏi đám mây hạt nhân. Hòn đảo Bikini ở phía xa. Bom đặt dưới biển có sức công phá 21 kiloton.
Vụ nổ hình hoa lơ gây ra bởi bom Baker.
Đám mây do vụ nổ Able gây ra bốc lên từ vũng ven biển gần đảo Bikini (phía sau). Đám mây đem theo chất độc phóng xạ lên tầng bình lưu.