Vũ trụ ra đời trước vụ nổ Big Bang?


Tờ Daily Mail đưa tin, khám phá gây tranh cãi về sự ra đời của vũ trụ được Roger Penrose - nhà khoa học, vị giáo sư đáng kính của Đại học Oxford (Anh) và giáo sư Vahe Gurzadyan từ Đại học quốc gia Yerevan (Armenia) cho đăng tải trực tuyến trên trang web arXiv.org. Theo hai chuyên gia này, vũ trụ không phải khởi phát từ vụ nổ Big Bang mà là một chu kỳ của những cái được đặt tên là aeon.

Hầu hết các nhà khoa học tin rằng, vũ trụ được tạo ra trong vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,7 tỉ năm. Các ngôi sao và thiên hà bắt đầu hình thành khoảng 300 triệu năm sau đó. Mặt Trời của chúng ta được sinh ra khoảng 5 tỉ năm trước, trong khi sự sống đầu tiên xuất hiện trên Trái đất cách đây gần 3,7 tỉ năm.

Bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB) cũng được đông đảo giới chuyên môn nhận định ra đời 300 triệu năm sau vụ nổ Big Bang và hiện đã bị làm lạnh tới khoảng -270 độ C.

Tuy nhiên, hai giáo sư Penrose và Gurzadyan chỉ ra rằng, bằng chứng mà Chương trình Thăm dò vi sóng bất đẳng hướng Wilkinson của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thu được trong CMB lại cho thấy: các dấu vết trong nền bức xạ có tuổi đời cao hơn vụ nổ Big Bang.

Họ nói đã khám phá được 12 ví dụ về các vòng tròn đồng tâm như trên trong CMB. Một vài trong số đó có năm vòng, đồng nghĩa với việc đối tượng đã trải qua năm sự kiện vô cùng lớn trong lịch sử của nó. Các vòng tròn xuất hiện quanh những cụm thiên hà có biến thể trong bức xạ nền thấp một cách kỳ lạ.

Nghiên cứu dường như đã loại bỏ giả thuyết "lạm phát" được đông đảo chấp nhận về nguồn gốc của vũ trụ, rằng nó bắt đầu được hình thành nhờ vụ nổ Big Bang và sẽ tiếp tục mở rộng tới một thời điểm trong tương lai khi quá trình đó chấm dứt.

Penrose Gurzadyan tin rằng, các vòng tròn là dấu vết của những sóng hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ khởi phát từ các vụ va chạm lỗ đen siêu lớn trong một aeon trước đó, trước vụ nổ lớn cuối cùng. Điều này có nghĩa là, các chu kỳ vũ trụ thông qua các aeon nằm dưới sự chi phối của những vụ nổ lớn và va chạm lỗ đen siêu lớn.

Giáo sư Penrose bày tỏ, lý thuyết mới của ông về "vũ trụ tuần hoàn bảo giác" có nghĩa rằng, các lỗ đen cuối cùng sẽ phá hủy mọi vật chất trong vũ trụ. Theo lý thuyết của ông, khi các lỗ đen hoàn thành tất cả những việc này thì còn lại trong vũ trụ sẽ chỉ là năng lượng, vốn sau đó sẽ kích hoạt một vụ nổ Big Bang mới và aeon mới.

Giáo sư Penrose phát biểu với hãng thông tấn BBC: "Trong giả thuyết mà tôi đưa ra, chúng ta có một sự mở rộng theo cấp số nhân nhưng không thuộc aeon của chúng ta - Tôi sử dụng thuật ngữ để mô tả [giai đoạn] từ vụ nổ Big Bang của chúng ta cho đến tương lai xa. Tôi cho rằng, aeon này là một trong hàng loạt sự việc, nơi tương lai xa của các aeon trước bằng cách nào đó trở thành vụ nổ Big Bang của aeon chúng ta".

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất