Vũ trụ sẽ có vụ nổ lớn chưa từng thấy của hai lỗ đen
Theo nghiên cứu của các nhà thiên văn học, vũ trụ sẽ có một vụ nổ lớn chưa từng thấy của hai lỗ đen siêu khổng lồ quay quanh nhau.
Hai siêu lỗ đen quay quanh nhau có thể dẫn tới 1 vụ nổ khủng khiếp
Theo tin tức trên Dailymail, một cặp lỗ đen khổng lồ quay quanh nhau tại trung tâm một thiên hà xa xôi rất có thể sẽ dẫn tới một vụ va chạm rất lớn. Đây có lẽ là vụ nổ lớn nhất trong vũ trụ.
Cặp lỗ đen này quay trong một khoảng không gian không lớn hơn nhiều so với hệ mặt trời của chúng ta. Các nhà thiên văn học nghiên cứu cặp lỗ đen này cho biết dự kiến cứ trong khoảng 1 triệu năm chúng sẽ va chạm vào nhau một lần, gây ra các vụ nổ lớn gấp 100 triệu lần một vụ nổ siêu tân tinh.
Hai lỗ đen khổng lồ này có thể sẽ gây ra vụ nổ lớn nhất trong vũ trụ.
Cặp lỗ đen này có tên là PG 1302-102 lần đầu tiên được phát hiện vào tháng Giêng năm nay khi các nhà thiên văn học nhận thấy một tia sáng khác thường của tia cực tím phát ra từ trung tâm một thiên hà. Họ đã sử dụng các dữ liệu ánh sáng cực tím từ Nasa's Galaxy Evolution Explorerer (Galex) và kính viễn vọng không gian Hubble để theo dõi các mẫu ánh sáng trong suốt 20 năm qua.
Họ phát hiện ra rằng chính các lỗ đen là đối tượng phát ra ánh sáng kỳ lạ này bởi vì một trong số chúng đã hấp thụ vật chất nhiều hơn lỗ đen còn lại, làm nóng những vật chất xung quanh để phát ra năng lương. Các nhà nghiên cứu thấy rằng lỗ đen này quay xung quanh lỗ đen khác với chu kỳ 5 năm.
- Khám phá bí ẩn về những hố đen kỳ lạ nhất vũ trụ
- Phát hiện hố đen mới của Dải Ngân hà
- Phát hiện siêu hố đen song sinh hiếm gặp
Hai lỗ đen này sẽ càng ngày càng quay gần nhau hơn theo một hình xoắn ốc tạo ra những bước sóng trong không gian và thời gian. Do đó, họ hy vọng rằng bằng nghiên cứu những khoảnh khắc sau cùng của các lỗ đen – trong khung thời gian thiên hà - sẽ giúp họ tìm ra các sóng hấp dẫn.
Điều này cũng sẽ giúp khẳng định lí thuyết hấp dẫn đầu tiên do Albert Einstein đề xuất hơn 100 năm trước đây. Lỗ đen sáng hơn trong cặp nhị phân này di chuyển với tốc độ bằng gần 7% tốc độ ánh sáng – khoảng 47 triệu dặm 1 giờ. Ở tốc độ này, ánh sáng sẽ trờ nên mạnh hơn và sáng hơn.