Vùng nhận biết cảm xúc ghét của não
Nghiên cứu của hai giáo sư Semir Zeki và John Romaya thuộc phòng thí nghiệm Sinh học thần kinh Wellcome tại UCL đã kiểm tra những vùng não có liên quan đến cảm xúc ghét bỏ và chỉ ra rằng “vùng ghét” là một vùng khác biệt hẳn với những vùng liên quan những cảm xúc như sợ hãi, đe dọa và nguy hiểm mặc dù nó cùng nằm trên phần não tiếp nhận sự gây hấn. “Vùng ghét” này còn khá tách biệt với vùng não liên quan tới tình cảm lãng mạn mặc dù chúng có ít nhất hai cấu trúc chung giống nhau.
Những kết quả này là mở rộng những nghiên cứu trước đây của cùng một phòng thí nghiệm về cơ chế hoạt động của não điều khiển lãng mạn và tình yêu . Để giải thích cho những ý tưởng đằng sau những nghiên cứu này, giáo sư Zeki nói “ Ghét bỏ thường được coi là một cảm xúc tội lỗi nên bị chế ngự, điều khiển và loại bỏ cho một thế giới tốt đẹp hơn. Nhưng theo như nhà sinh vật học này, ghét bỏ là một cảm xúc giống như yêu thuơng. Giống như yêu thương, nó thường có vẻ phi lý và có thể dẫn con người ta đến những hàng động anh hùng cũng như tội lỗi. Làm thế nào hai tình cảm trái ngược này lại có thể dẫn đến những hàng vi giống nhau?”
Để so sánh kết quả hiện tại với những kết quả trước đó của họ về tình yêu thương, Zeki và Romaya đặc biệt nghiên cứu về sự ghét bỏ một con người cụ thể. Mười bảy đối tượng, cả nam lẫn nữ, đã được chụp cắt lớp não khi họ được xem ảnh những người họ ghét cũng những người họ thấy quen thuộc. Khi nhìn thấy người họ ghét, những tín hiệu được phát ra từ một vùng não riêng biệt, có thể được coi là “vùng ghét”.
“Vùng ghét” này bao gồm những cấu trúc của vỏ não và cận vỏ não, ngoài ra còn có những thành phần quan trọng cấu thành những hành vi gây hấn chung nhất, từ đó biến thành hành động cụ thể qua một dây thần kinh vận động, như thể bộ não trở thành mơi điều khiển hành động. Nó cũng bao gồm cả một phần não trước, được coi là nơi đánh giá hoặc dự đoán sự hoạt động của những vùng khác, một yếu tố quan trọng khi một người bị đe dọa bới những người họ ghét.
|
Những hoạt động dưới vỏ não này bao gồm hai cấu trúc tách biệt, hạch và thùy não trước. Hạch là nơi nhận thức sự khinh miệt và ghê tởm, có thể cũng là một phần của cấu trúc điều khiển hành vi, bởi nó chứa đựng những tế bào thần kinh điều khiển sẵn sàng hành động.
Giáo sư Zeki còn nói thêm rằng “Hạch và thùy nào trước cũng được hoạt hóa một cách đáng kể bởi những cảm xúc yêu thương. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Hạch cũng có thể điều khiển sự chuẩn bị của những hành vi trong trường hợp yêu thương, những như trong những trường hợp đối thủ có những động thái nguy hiểm. Những nghiên cứu trước đây đã đưa ra giả thuyết rằng thùy não trước có thể liên quan tới những phản ứng khi có tác nhân kích thích gây ra trạng thái lo âu, và xem xét cả mặt yêu thương và ghét bỏ có thể cấu thành những dấu hiệu lo âu như thế."
“Một khác biệt rõ rệt trên vỏ não được tạo ra bởi hai cảm xúc yêu và ghét là khi với phần lớn vỏ não liên quan đến lập luậnvà đánh giá của cảm xúc yêu thương bị hoạt hóa lại, vùng nhỏ của não chứa sự ghét bỏ nằm trên vỏ não trước cũng bị hoạt hóa lại. Điều này có thể đáng ngạc nhiên bới ghét cũng có thể là một cảm xúc chi phối tất cả, cũng giống như yêu. Những trong tình yêu lãng mạn, con người ta thường ít đánh giá và phê phán người họ yêu, cũng giống như khi ghét ai đó, người ta có thể muốn chỉ trích người đó dẫn đến những hành vi có hại, gây thương tổn hoặc những hành động trả thù táo bạo”.
“Khá thú vị là những hoạt động của những cấu trúc này khi nhìn thấy một gương mặt đáng ghét thì có cường độ mạnh tương tự như biểu hiện sư ghét bỏ, do đó cho phép trạng thái ghét bỏ chủ quan trở thành số lượng khách quan. Điều này có thể được rút ra từ những trường hợp phạm tội như một ví dụ”.
Không giống như tình yêu lãng mạn đối với một người cụ thể, trạng thái ghét bỏ có thể dành cho một cá nhân hay nhiều nhòm người, giống như trong trường hợp phân biệt chủng tộc, trong chính trị hoặc kì thị giới tính. Giáo sư Zeki nói rằng những trạng thái ghét bỏ khác nhau này sẽ là đối tượng của những nghiên cứu sau này tại phòng thí nghiệm của ông.