WHO cảnh báo: 50% dân số thế giới có thể mắc bệnh Herpes

Thực tế, hơn nửa dân số thế giới hiện nay có thể mắc bệnh herpes.

Trong suốt một năm qua, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố hai bài báo đưa ra dẫn chứng về sự bùng nổ của bệnh Herpes (bệnh mụn rộp) trên toàn cầu và cung cấp những con số rất đáng quan ngại liên quan đến mức độ truyền nhiễm của căn bệnh này. Kết quả được đưa ra dựa trên các đánh giá gần đây nhất kể từ năm 2012 và cũng là nỗ lực đầu tiên nhằm tính toán và nhận dạng sự lây lan của Herpes trên thế giới. Từ đóm một kết luận khẳng đinh rằng Herpes đã xuất hiện ở khắp mọi nơi và đang có những tác động nghiêm trọng tới cuộc sống mỗi người.


Triệu chứng ban đầu của bệnh Herpes

Nguyên nhân dẫn tới bệnh Herpes (mụn rộp)

Herpes được gây ra bởi hai loại virus có liên quan tới nhau và rất khó chữa khỏi là Herpes Virus Simplex 1 (HSV-1)Herpes Virus Simplex 2 (HSV-2). HSV-1 thường được lây truyền qua con đường tiếp xúc bằng miệng (các tổn thương hoặc nước bọt) và hiện đã có 3.7 tỷ người trên thế giới trong độ tuổi dưới 50 có khả năng bị nhiễm virus này – thật kinh ngạc khi 2/3 dân số thế giới lại đang đứng trước mối nguy hiểm như vậy.

Nghiên cứu của WHO cũng đã phát hiện ra rằng khoảng 140 triệu người bị nhiễm HSV-1 qua đường sinh dục do sự gia tăng của thói quen quan hệ tình dục bằng miệng giữa những người trong độ tuổi thiếu niên và trưởng thành sớm.

Trong khi đó, HSV-2 chủ yếu lây nhiễm qua bộ phận sinh dục và hậu môn, chính xác hơn là qua con đường tình dục. Hiện trên thế giới đã có khoảng 400 triệu người dưới 50 tuổi bị nhiễm loại virus này và theo WHO, trung bình mỗi năm có khoảng 19 triệu người bị nhiễm.

Một điều thực tế là không thể xếp Herpes vào nhóm các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu hay Chlamydia. Mặc dù HSV-2 có lây lan qua con đường tình dục nhưng HSV-1 vẫn là con đường chính khiến chúng ta dễ mắc Herpes nhất, chủ yếu là qua hôn. Trong nhiều thế kỷ, Herpes được xem như là kết quả của một quá trình virus lây lan không thể tránh khỏi từ mẹ sang con hoặc giữa các cặp vợ chồng thường xuyên có sự giao tiếp qua các nụ hôn.


Virus Herpes có thể tạo ra các vết phồng rộp trên cổ

Sự nhìn nhận của xã hội về Herpes

Mặc dù đang dần lan rộng trong cộng đồng nhưng Herpes lại nhận được sự chú ý ít hơn so với các căn bệnh phổ biến khác như bệnh cúm, Alzheimer hay tiểu đường. Cho dù Herpes rất hiếm khi đe dọa tới tính mạng nhưng những đau đớn do nhiễm trùng da hay các tác động tới "chuyện chăn gối" của các cặp vợ chồng lại là điều rất khó giải quyết.

Thực tế, các vùng bị mụn rộp xuất hiện cả trên và dưới vùng eo vẫn không được xem là một vấn đề ý tế mãi cho tới cuối những năm 1970. Trong một báo cáo được công bố năm 1975 tại Anh kiểm tra các "bệnh về tâm lý" được gây ra bởi STDs (bệnh lây lan qua con đường tình dục) đã không đề cập đến Herpes. Tuy nhiên, sự bùng nổ của Herpes trong giới trẻ có quan hệ tình dục trong giai đoạn cuối những năm 70 – đầu những năm 80 đã khiến báo chí đưa ra nhiều cảnh báo về loại bệnh này và gọi Herpes với cái tên "Virus của tình yêu" hay "Bệnh hoa liễu của giới trẻ".

Ngay sau đó, mặc dù các cuộc tranh cãi công khai về Herpes ngày càng nhiều nhưng nó đã nhanh chóng bị "nhấm chìm" bởi các nghiên cứu về HIV/AIDS. Do đó, mọi phản ứng của xã hội thời đó đối với căn bệnh này còn khá "nông cạn và tạm thời", không thu thút được sự quan tâm của mọi người so với "bóng ma đáng sợ" virus HIV/AIDS.

Nhưng đến nay, WHO đã kết luận "Gánh nặng toàn cầu đối với sự lây lan của virus HSV-1 là rất lớn". Tất cả chúng ta phải cùng nhau hành động. Nửa tỷ người đang bị mắc Herpes qua con đường tình dục, cho dù đó là HSV-1 hay HSV-2. Không còn phải bàn cãi, Herpes đang dần trở thành một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất đối với loài người.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất