Xác định “thủ phạm”bí ẩn gây đột tử ở người trẻ
Bệnh cơ tim phì đại được coi là nguyên nhân gây tử vong thường xuyên cho các nhà thể thao trẻ tuổi, vốn không có triệu chứng rõ ràng.
Các nhà khoa học tại đại học tổng hợp Yale, Mỹ, đã phát hiện ra rằng, các cấu trúc mô, được gọi là ma trận ngoại bào và tham gia hỗ trợ cơ học cho các tế bào, có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bệnh tim nguy hiểm, kể cả bệnh cơ tim phì đại.
Trong tình trạng này, một người trông có vẻ khỏe mạnh có thể đột tử vì quá tải thể lực. Đó là kết luận được công bố trong thông cáo báo chí trên Tạp chí MedicalXpress.
Bệnh cơ tim phì đại được coi là nguyên nhân gây tử vong thường xuyên cho các nhà thể thao trẻ tuổi.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ma trận ngoại bào ECM tham gia vào quá trình tiến triển của bệnh cơ tim phì đại - một rối loạn di truyền trong đó cơ tim dày lên.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự tạo thành các mô liên kết ECM ở lợn, là hình mẫu về bệnh cơ tim của động vật. Các tế bào tim khiếm khuyết bị loại bỏ khỏi mô và thay thế bằng tế bào cơ tim khỏe mạnh. Tuy nhiên, hóa ra là sau đó quá trình tuần hoàn trở nên kém nhịp nhàng và chậm lại.
Các nhà khoa học cũng đã xác định được rằng mô tim trên ma trận bị bệnh ảnh hưởng đòi hỏi phải nỗ lực gấp đôi, để đạt cùng chiều dài với mô trên ma trận khỏe mạnh. Độ cứng của cấu trúc hỗ trợ làm các tế bào trở nên to hơn, điều này giải thích sự tăng trưởng quá mức và làm dày cơ trong bệnh cơ tim.
Với bệnh cơ tim phì đại, vốn là di truyền và ảnh hưởng đến khoảng 1/500 người, diễn ra quá trình thành của tâm thất trái và phải bị dày lên. Tình trạng này được coi là nguyên nhân gây tử vong thường xuyên cho các nhà thể thao trẻ tuổi, vốn không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh nhân lớn tuổi thường tử vong vì suy tim.
Những nguyên nhân chính gây đột tử
Theo thống kê của Hội Tim mạch Mỹ và Trung tâm y khoa Mayo Clinic, có 4 nhóm nguyên nhân chính gây nên đột tử cả trong lẫn ngoài bệnh viện, bao gồm: vấn đề tim mạch, đột quỵ, thuyên tắc mạch phổi và vỡ động mạch chủ.
Có 4 nhóm nguyên nhân chính gây nên đột tử, cả trong lẫn ngoài bệnh viện.
Vấn đề tim mạch: Chủ yếu là ngừng tim và nhồi máu cơ tim
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột tử với 17,3 triệu ca tử vong mỗi năm, dự kiến tăng lên hơn 23,6 triệu ca vào năm 2030. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 326.000 bệnh nhân bị ngưng tim và chỉ có gần 11% sống sót, chủ yếu là nam giới. Nguyên nhân gây ngừng tim thường do bệnh cơ tim phì đại (là bệnh có yếu tố di truyền và đây là nguyên nhân hay gặp nhất), bất thường động mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim, hội chứng Brugada...
Với nguyên nhân nhồi máu cơ tim, tại Mỹ cứ mỗi 43 giây lại có một người mắc bệnh, trong đó khoảng 1/5 trường hợp không có triệu chứng lâm sàng.
Đột quỵ (tai biến mạch máu não)
Có hai loại đột quỵ: nghẽn mạch máu não hoặc vỡ mạch máu não. Đột quỵ nghẽn mạch chiếm phần lớn (80%), thường liên quan đến bệnh tim mạch và mỡ máu cao. Đột quỵ vỡ mạch máu thường do cao huyết áp không được kiểm soát và uống nhiều rượu.
Tai biến mạch não thường gặp ở người trên 60 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Bệnh nếu xảy đến với phụ nữ, tiên lượng nặng nề hơn.
Đột tử do cục máu đông làm tắc mạch phổi (thuyên tắc mạch phổi)
Các cục máu sâu thường hình thành khi chúng ta không hoạt động trong thời gian dài. Tắc mạch phổi thường xảy đến ở những người nằm liệt giường vì một căn bệnh nghiêm trọng hoặc chấn thương, hoặc người đang hồi phục sau phẫu thuật. Nguy cơ này cũng tăng lên đối với những người ngồi lâu không vận động trong các chuyến bay đường dài hoặc các chuyến đi bằng ôtô.
Cục máu đông xuất hiện ở động mạch phổi làm tắc hệ thống mạch máu vào - ra phổi trao đổi khí, dẫn đến cơ thể thiếu oxy đột ngột và tử vong. Hằng năm có khoảng 60-100 nghìn người tử vong do tắc mạch phổi, trong đó 25% chết bất thình lình với hai triệu chứng: khó thở và đau ngực.
Với những bệnh lý gây đột quỵ, bác sĩ có rất ít thời gian để xử lý và bệnh nhân thường tử vong nhanh chóng.
Vỡ động mạch chủ
Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ như dòng kênh lớn nhất giúp lưu chuyển máu đi khắp cơ thể. Vì một lý do nào đó (tuổi già, bệnh mạn tính, nhiễm trùng, cao huyết áp...) thành mạch yếu đi, phình ra, gây phình động mạch chủ. Một trong số đó vỡ sẽ gây bệnh cảnh vỡ động mạch chủ, bệnh nhân mất máu rất nhanh và ồ ạt, 90% tử vong trong tích tắc.