Xém chết với cú rơi tự do có "1-0-2" trong lịch sử không quân Mỹ

Vào ngày 16/8/1960, thế giới một phen đứng tim khi chứng kiến màn rơi tự do trở lại mặt đất của Đại tá không quân Mỹ Joseph Kittinger từ độ cao 31,3km.

Năm 1959, đại tá về hưu của Không quân Mỹ Joseph Kittinger đã thực hiện một cú nhảy ngoạn mục khi thả rơi tự do về Trái Đất từ độ cao 23km.


Đại tá Joseph Kittinger.

Ở lần nhảy này, Kittinger đã gặp một trục trặc khiến ông suýt mất mạng mặc dù ông đã sớm triển khai kế hoạch khắc phục sự cố ngay từ đầu.

Nhưng với sự bình tĩnh, cách xử lý tình huống mau lẹ và lòng can đảm, Kittinger đã thoát khỏi nguy hiểm, ông bung dù và đáp về Trái Đất một cách an toàn.

Đây chỉ là một ví dụ trong nhiều tình huống nguy hiểm mà Kittinger phải đối mặt trên con đường chinh phục độ cao của mình.

Vào năm 1960, Kittinger đã thiết lập nên một kỷ lục đáng khâm phục khi nhảy từ độ cao 31,3km, và kỷ lục này được giữ vững trong suốt 52 năm.


Cú nhảy dù "kinh điển" của Đại tá Joseph Kittinger vào năm 1960.

Trao đổi với Discovery News, đại tá Kittinger cho hay, ông thực hiện cú nhảy này không phải với mục đích quảng cáo mà là với mục đích phục vụ khoa học.

Việc này rất có lợi cho việc nghiên cứu và chế tạo những trang thiết bị giúp bảo toàn tính mạng của phi công và các phi hành gia khi thực hiện nhiệm vụ trên không.

Theo ông, để làm nên điều kỳ diệu trên phụ thuộc chủ yếu vào "lòng tin" - lòng tin vào những người bạn đồng hành, vào thiết bị, và hơn cả đó là vào chính bản thân mình.

Đại tá quả quyết: "Trong lúc rơi, tôi luôn tâm niệm rằng mình sẽ sống sót trở về Trái Đất trong bất cứ tình huống nào".


Joseph Kittinger đang chuẩn bị trang phục bảo hộ trong dự án Project Excelsior năm 1957.

Liều mình vì khoa học

Đại tá Kittinger trở thành người đi tiên phong cho một nghiên cứu mới của Dịch vụ Truyền thông Công cộng bắt đầu vào ngày 1/3.

Kittinger vốn là người hâm mộ tài năng và lòng can đảm của sỹ quân lực lượng không quân Mỹ John Stapp. Stapp đã tự mình thử nghiệm máy bay Parabol (tiền thân của Vomit Comet) trong tình trạng phi trọng lượng.

Trước khi con người có thể lên tới quĩ đạo Trái Đất và Mặt Trăng, người ta đã từng tiến hành một thí nghiệm người lái tên lửa trên mặt đất.

Các nhà khoa học của NASA đã phát triển một loại xe trượt có thể trượt với tốc độ lên tới hơn 644km/h (gần 180 mét/giây). John Stapp đã tình nguyện tham gia thí nghiệm để kiểm tra các lực tác động lên người lái.

"John Stapp là một trong số ít những nhà lãnh đạo trong ngành y tế quả quyết rằng chúng ta có thể đi vào không gian. Song ông cũng đưa ra lời cân nhắc rằng chúng ta cần nghiên cứu kỹ càng hơn về hệ thống trang thiết bị".


Đại tá John Stapp.

Năm 1955, Kittinger đã tình nguyện tham gia vào một dự án táo bạo của John Stapp mang tên Manhigh để kiểm tra sự ảnh hưởng của tia vũ trụ đến con người.

Đây cũng là thí nghiệm do lực lượng không quân Mỹ tiến hành nhằm kiểm tra cơ hội sống sót của phi công sau khi rơi từ máy bay xuống với vận tốc "khủng".

Đại tá Joseph Kittinger là người đã thực hiện thí nghiệm mang tên gọi "Project Excelsior" (Kế hoạch tiến lên) vào năm 1950.

Từ trên máy bay, Kittinger đã thực hiện cú nhảy của mình từ độ cao gần 32km so với mực nước biển.

Bạn sẽ phải đánh cuộc tính mạng của mình khi thực hiện pha rơi tự do từ độ cao này. Bởi khi nhảy từ độ cao lớn, con người dễ rơi vào trạng thái hôn mê.

Hơn nữa, sự chênh lệch áp suất có thể khiến các mạch máu trong não bị phá vỡ. Thiếu oxi cũng có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm cho người thực hiện các pha nhảy dù này.

Chính vì thế, để thực hiện pha nhảy dù thế kỷ này, người nhảy dù phải là một người cực kỳ bản lĩnh và can đảm.


Lòng tin là chìa khóa Đại tá Joseph Kittinger thực hiện pha nhảy dù ở độ cao 31,3km.

Kittinger thú nhận: "Tôi thực sự không biết phải làm những gì... nhưng tôi có niềm tin mãnh liệt vào hệ thống trang thiết bị cũng như đội ngũ y bác sĩ, hơn cả tôi hoàn toàn tin tưởng ở Stapp".

Tiếp đó, Kittinger tham gia dự án Không quân cùng với nhà thiên văn William White mang tên Stargazer, và đây cũng là dự án cuối cùng trong sự nghiệp của người vận động viên nhảy dù gạo cội này.

Kittinger cùng với người bạn đồng hành của mình đã sử dụng kính thiên văn Casegrain để quan sát những ngôi sao từ độ cao khoảng 26,5km.

dự án này cũng là tiền đề cho những nghiên cứu về sau, đặc biệt là sự sáng tạo nên kính viễn vọng không gian Hubble. Tuy nhiên, dự án này đành bỏ dở ngay sau khi Stapp rời bỏ vị trí của mình.

Cả đời cống hiến cho không quân Mỹ

Sau ba lần tham gia nghĩa vụ quân sự trong chiến tranh, Kittinger trở về nước và tiếp tục cống hiến cho Không quân.

Ông tham gia các cuộc đua khinh khí cầu nổi tiếng thế giới và về hưu sau ba lần liên tiếp giành chiến thắng tại cuộc đua Race Gordon Bennett.

Phi công Kittinger cũng là người đầu tiên sử dụng khinh khí cầu để bay qua Đại Tây Dương vào năm 1984.

"Tôi đã thực sự bận rộn. Bay khinh khí cầu đã ngốn gần hết thời gian của tôi. Tôi phải điều khiển đường bay của mình và cũng phải quan sát thời tiết một cách kỹ lưỡng.

Trong hơn 3 ngày vượt đại dương, tôi chỉ ngủ 2,5 giờ, thời gian còn lại tôi tập trung cao độ và gắng hết sức để vượt qua nó".

Mặc dù ở tuổi 84, Kittinger vẫn nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ cho hậu bối của mình là Felix Baummgartner trong pha nhảy dù thế kỷ diễn ra vào năm 2012.


Cú nhảy dù lịch sử của đại tá Đại tá Joseph Kittinger với tốc độ cận tốc độ ánh sáng vào năm 1960.

Ông không chỉ là người truyền đạt lại những kiến thức bổ ích mà còn là người giúp Felix cảm thấy vững tâm và tự tin hơn.

Điều đặc biệt là Kittinger chỉ nhận lời giúp đỡ những vận động viên nhảy dù với mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, còn những lời mời mọc với mục đích khác Kittinger thẳng thắn từ chối.

Kittinger kết luận: "Thành công của của Felix Baumgartner đã chứng minh được rằng con người có thể làm được những điều phi thường".

Có thể thấy, trong suốt cuộc đời mình Joseph Kittinger đã nỗ lực hết mình cho ngành hàng không vũ trụ, mặc dù sau này Felix đã phá vỡ kỉ lục mà Kittinger lập nên nhưng những gì mà ông cống hiến cũng đủ khiến tất cả chúng ta phải ngả nón kính phục.

Ở đó, chúng ta kính nể một con người không chỉ bởi tài năng xuất chúng mà còn bởi lòng gan dạ của ông.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất