Xơ hóa phổi là bệnh gì?

Xơ hóa phổi là một trong những bệnh hô hấp phổ biến, trong đó mô ở sâu bên trong phổi bị tổn thương, dày lên, cứng hơn do mất tính đàn hồi (tính co giãn) và tạo sẹo. Các sẹo này được gọi là xơ phổi. Do phổi bị xơ sẹo và cứng hơn, sẽ làm hạn chế khả năng hít thở của người bệnh. Để nắm được những kiến thức cơ bản về bệnh lý này, mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.


Xơ hóa phổi làm hạn chế khả năng hít thở của người bệnh.

1. Các yếu tố nguy cơ xơ hóa phổi

1. Tuổi: Mặc dù chứng xơ hóa phổi đã được chẩn đoán ở trẻ em và trẻ sơ sinh, căn bệnh này rất có thể ảnh hưởng đến tuổi trung niên và người cao tuổi.

2. Giới tính: Nói chung, đàn ông có nhiều khả năng bị xơ hóa phổi hơn so với phụ nữ.

3. Lao động và độc tố môi trường: Có nguy cơ phát triển chứng xơ phổi nếu làm việc trong nông nghiệp, khai thác, xây dựng hoặc đang tiếp xúc với các chất ô nhiễm được biết là gây tổn hại phổi.

4. Bức xạ và hóa trị: Có phương pháp điều trị phóng xạ vùng ngực hoặc sử dụng một số thuốc hóa trị làm cho dễ bị xơ hóa phổi.

5. Yếu tố nguy cơ xơ hóa phổi tự phát: Mặc dù các nguyên nhân gây xơ hóa phổi tự phát không được biết, các nhà nghiên cứu đã xác định một số yếu tố mà dường như làm tăng nguy cơ:

2. Triệu chứng, biểu hiện bệnh xơ hóa phổi

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng xơ phổi bao gồm:


Người bệnh thường khó thở, ho khan.

Các triệu chứng thường gặp nhất ở chứng xơ hóa phổi là khó thở, đặc biệt là trong hoặc sau khi hoạt động thể chất, và ho khan. Thường không xuất hiện cho đến khi bệnh nặng hơn, và không thể đảo ngược tổn thương phổi đã có. Thậm chí sau đó, có thể giảm nhẹ triệu chứng.

Rối loạn thở thường trở nên tồi tệ dần dần, và cuối cùng có thể xuất hiện trong các hoạt động thường xuyên – như mặc quần áo, nói chuyện trên điện thoại, thậm chí ăn uống. Tại thời điểm này, các triệu chứng không thể bỏ qua.

Các diễn biến của chứng xơ hóa phổi và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng có thể thay đổi đáng kể giữa người này và người khác. Một số người bị bệnh rất nhanh chóng đến tình trạng nghiêm trọng. Những người khác có triệu chứng trung bình và phát triển tồi tệ hơn trong thời gian vài tháng hay 1 năm.

3. Phương pháp điều trị xơ hóa phổi

Khi bị bệnh xơ hóa phổi thì phải điều trị nguyên nhân. Vấn đề ghép phổi (thay phổi) cũng được đề cập ở một số trường hợp xơ phổi lan tỏa kháng trị với điều trị nội khoa, tần suất sống khi thay phổi sau 1 năm là 74%, 58% sau 3 năm, 47% sau 5 năm, 24% sau 10 năm.

Trong tương lai có thể có hai cách thức mới được ứng dụng để điều trị bệnh xơ hóa phổi lan tỏa, đầu tiên là điều trị bằng các chất ức chế tổn thương tế bào biểu mô hay sửa chữa, các thuốc kháng cytokine và ức chế sinh các tế bào sợi; phương thức thứ hai đang được mong đợi dựa trên cơ chế phân tử của tạo fibrogen bằng cách tác động lên gen (được tin tưởng có hiệu quả nhất).

Trong trường hợp phổi bị xơ hóa nặng, phương án thay phổi sẽ được tiến hành. Một tin mừng cho bệnh nhân xơ hóa phổi là FDA, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, đã thông qua thiết bị truyền dịch Xvivo - một thiết bị mới có thể bảo toàn phổi tạng bên ngoài cơ thể để có thể ghép cho bệnh nhân xơ hóa phổi nặng. Thiết bị này sẽ giúp hỗ trợ điều trị thành công cho nhiều ca xơ hóa phổi và các ca mắc các bệnh về đường hô hấp nguy hiểm khác. Thiết bị bao gồm một buồng vô trùng nơi phổi được lưu trữ và kết nối với một loạt các máy bơm và bộ lọc cung cấp ô-xy. Phổi có thể được lưu giữ trong máy tối đa bốn giờ là khoảng thời gian cần thiết để các bác sĩ hội chẩn cho việc cấy ghép.

Trong năm chỉ có 1 số lượng tạng phổi đáp ứng các tiêu chuẩn y tế cho việc cấy ghép. Bằng cách cho các bác sĩ có thêm thời gian để kiểm tra các cơ quan, sẽ có nhiều cơ hội cấy ghép thành công hơn. Trong năm 2012, có 1.754 ca cấy ghép phổi đã được thực hiện tại Hoa Kỳ nhưng vẫn còn 1.616 bệnh nhân vẫn còn nằm trên danh sách chờ đợi.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất