Ý đồ cực hay ho của nhà sản xuất trong mỗi cốc mỳ mà ít người biết

Nếu để ý, bạn sẽ thấy vắt mỳ ăn liền không bao giờ chạm hẳn xuống đáy cốc, mà tạo thành một khoảng trống. Tại sao vậy?

Nếu có dịp nào đó đủ rảnh rỗi, bạn có cắt đôi cốc mỳ ăn liền ra và kiểm chứng điều này: vắt mỳ ăn liền không bao giờ chạm đáy cốc. Nó sẽ mắc kẹt ở thân cốc, tạo với đáy một khoảng trống kỳ lạ như hình dưới đây.


Vắt mỳ ăn liền không bao giờ chạm đáy cốc.

Nhưng tại sao? Phải chăng đây là cách để các nhà sản xuất đánh lừa người tiêu dùng, tạo cảm giác một cốc mỳ đầy ắp nhưng thực chất lại chứa một phần không khí? Thậm chí, có người còn liên hệ với các nhà sản xuất khoai tây chiên hiện nay - 1 gói to bự, nhưng bên trong quá nửa là... không khí.


Khoai tây chiên cũng hay có kiểu một gói to bự nhưng một nửa là không khí.

Trên thực tế, lý do vì sao các nhà sản xuất khoai tây chiên đóng gói sản phẩm của mình theo kiểu "5 nghìn lá, 2 nghìn xôi" đã được giải mã từ lâu. Cái chúng ta tưởng là không khí thực chất là nitrogen (ni-tơ), giúp bảo quản khoai tây được lâu hơn.

Và quả thực, khoảng trống trong các cốc mỳ cũng có một lời giải đáp rất khoa học, dù không giống như khoai tây chiên.

Cụ thể, theo như giải thích từ website của viện bảo tàng mỳ cốc ăn liền thuộc Osaka, Nhật Bản, việc để vắt mỳ mắc kẹt ở khoảng giữa cốc là việc hoàn toàn có ý đồ, được gọi là "Middle Suspension" (tạm dịch: kẹt giữa). Khi sử dụng phương pháp này, mỳ sẽ ít bị vỡ trong quá trình vận chuyển (do được cố định ở giữa.


Với trường hợp cốc mỳ, đối lưu của nước ổn định sẽ giúp sợi mỳ mềm đều.

Hơn nữa nhờ vào khoảng trống, nước nóng trong cốc được lưu thông ổn định hơn. Chắc bạn cũng biết, trọng lượng riêng của nước tỉ lệ nghịch với nhiệt độ, tức là nước nóng sẽ đi lên trên, nước lạnh hơn chìm xuống dưới, tạo thành dòng đối lưu. Với trường hợp cốc mỳ, đối lưu của nước ổn định sẽ giúp sợi mỳ mềm đều, không bị cảm giác "sợi chín sợi tái" như úp mỳ trong bát.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất