10 lý do chúng ta phải tiết kiệm nước và những sự thật đau lòng

Khi bạn đọc 10 sự thật đau lòng dưới đây, bạn sẽ nhận ra chúng ta đang lãng phí nước như thế nào. Và khi bạn đọc những lý do, bạn sẽ hiểu được vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước.

1. Trung bình mỗi giờ có 66 trẻ em chết vì tiêu chảy; tiếp cận được với nước sạch sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ này.

2. Trung bình người Mỹ sử dụng từ 80 - 100 galông nước một ngày, gấp 10 lần so với người dân nông thôn của tiểu vùng Sahara châu Phi.

3. Có 663 triệu người không được tiếp cận với nước uống an toàn - cứ 9 người trên thế giới thì có 1 người như thế.

4. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), 5 galông nước là đủ cho những nhu cầu cơ bản như: uống, nấu ăn và rửa tay ở một nước đang phát triển nhưng những công việc chung khác lại đòi hỏi khối lượng nước lớn hơn.

5. Kể từ 1990, có 2,6 tỷ người đã được tiếp cận với nguồn nước uống cải thiện hơn.

6. Tắm một phút dưới vòi sen thông thường sẽ dùng nhiều nước hơn (ít nhất là 5 galông) so với hầu hết người dân sống ở tiểu vùng Sahara châu Phi dùng cả ngày để uống và vệ sinh (trung bình từ 2 - 5 galông).

7. Mỗi ngày, mọi người (hầu hết là phụ nữ và bé gái) bỏ ra 125 triệu giờ chỉ để lấy nước thay vì đi học, kiếm tiền hoặc vui chơi.

8. Ở châu Phi và châu Á, phụ nữ và bé gái đi bộ trung bình khoảng 6 km để gánh nước với trọng lượng nặng hơn 40 pound (hơn 18 kg). Hãy hình dung, nó tương đương với việc vác 2 thùng nước ngọt hoặc một cái tivi màn hình phẳng 40 inch đi hơn 3,5 dặm.

9. Trường học có điều kiện vệ sinh nước tốt, tỷ lệ đi học tăng, đặc biệt là bé gái. Thật không may, 1/3 trường học trên toàn thế giới thiếu điều kiện vệ sinh và nước uống được.

10. Có 160 triệu trẻ em thấp còi và suy dinh dưỡng, tác động lâu dài đến sức khỏe, giáo dục và tiềm năng kinh tế của chúng. 50% suy dinh dưỡng có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường.

Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?

  • Trên trái đất có đến 97% là nước mặn, chỉ có 3% là nước ngọt.
  • Hơn 2/3 lượng nước ngọt tồn tại ở dạng băng và nằm sâu trong lòng đất.
  • Chỉ có gần 1/3 lượng nước ngọt loài người có thể sử dụng được.
  • Đến năm 2050 khoảng 70% dân số thế giới sẽ phải đối mặt với nạn thiếu nước, chất lượng nước kém, kéo theo dịch bệnh, và thiếu lương thực.

14 điều chúng ta có thể làm để tránh lãng phí nước

  • Kiểm tra bồn cầu (toilet) để tìm những chỗ rò rỉ.
  • Không sử dụng bồn cầu như gạt tàn thuốc, hay sọt rác. Mỗi lần xả nước để dội một mẩu tàn thước sẽ gây lãng phí 5 – 10 lít nước.
  • Tắm nhanh bằng vòi sen (tiết kiệm được 400 lít nước trong 01 tuần so với dùng bồn tắm).
  • Lắp những đầu vòi giúp tiết kiệm nước.
  • Hãy tắt nước trong khi chải răng. Bạn chỉ cần thấm ướt bàn chải đánh răng và hứng một ly nước đày để súc miệng.
  • Kiểm tra các vòi nước và đường ống để tránh rò rỉ. Một chỗ rò rỉ nước nhỏ cũng có thể lãng phí trên 70 lít nước một ngày.
  • Nên ngâm xoong chảo dính thức ăn trước khi rửa.
  • Chỉ dùng máy giặt khi đủ lượng quần áo theo tải thiết kế.
  • Tưới cây vào những lúc mát mẻ trong ngày, Nên tưới vào lúc sáng sớm sẽ tốt hơn so với lúc về chiều vì giúp tránh được sự phát triển của rong rêu.
  • Đừng rửa chén dưới vòi nước đang chảy, hãy rửa trong bồn hoặc trong chậu.
  • Trồng những cây chịu hạn như bông giấy, xương rống...
  • Phủ một lớp mùn quanh gốc cây giúp làm chậm bốc hơi nước và ngăn cỏ dại phát triển.
  • Hãy dùng chổi, tránh dùng vòi xịt nước để làm sạch lối đi.
  • Hãy dạy trẻ con đừng đùa nghịch với vòi nước và vòi phun nước.
  • Hành động để bảo vệ nguồn nước
  • Không xả rác thải, nước thải vào nguồn nước.
  • Không làm nhà vệ sinh trên sông, kênh, rạch, ao, hồ...
  • Xử lý chất thải gia súc, gia cầm đúng quy định không gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Không tùy tiện đấu nối hay đục phá đường ống cấp nước.
  • Không khoan giếng bừa bãi. Khi khoan giếng cần phải xin phép, đăng ký với cơ quan quản lý.
  • Tránh khoan giếng gần cống rãnh, hố ga.
  • Trám lấp đúng kỹ thuật các giếng khai thác không còn sử dụng.
  • Vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ nguồn nước.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News