10 mẫu cây nhân tạo giảm ô nhiễm thành phố trong tương lai

Khai thác năng lượng bằng cách trồng những loại cây nhân tạo chắc chắn sẽ là phương pháp hữu hiệu được áp dụng trong tương lai.

1. Mẫu cây đèn đường

10 mẫu cây nhân tạo giảm ô nhiễm thành phố trong tương lai

Concpet cây nhân tạo thắp sáng đường phố nhờ năng lượng mặt trời, là ý tưởng của Vinaccia Integral Designers. Những cây nhân tạo này sẽ thu năng lượng mặt trời vào ban ngày nhằm tạo ra nguồn điện để thắp sáng đường phố vào ban đêm. Thân cây được làm bằng chất liệu nhôm nhẹ với sáu cành xòe ra xung quanh và mỗi cành lại được đặt những tế bào năng lượng mặt trời bằng silicon trong suốt, ở những góc khác nhau, đảm bảo thu được tối đa nguồn năng lượng mặt trời vào mọi thời gian trong ngày. Mỗi cành này có thể tạo ra nguồn điện 100W. Năng lượng điện được giữ trong một tấm pin và có khả năng tạo ra điện làm sáng bóng đèn LED 48W.

2. Mẫu WARP

10 mẫu cây nhân tạo giảm ô nhiễm thành phố trong tương lai

Water and Air Recycling Pad (WARP) được thiết kế bởi Water and Air Recycling Pad với mục đích chính là: nhằm làm giảm bớt thiệt hại gây ra từ hành động chặt cây bừa bãi. Với mục đích này, mẫu cây nhân tạo WARP sẽ giúp tái chế không khí và duy trì độ ẩm. Năng lượng thu được từ mặt trời sẽ đảm bảo cho viêc sử dụng các tấm điện quang, một nơi dự trữ nước được nối với bốn bể tảo và toàn bộ hệ thống này được kết nối với hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới cấp nước, trạm điện và tàu sản xuất dầu diesel sinh học. Tảo được đặt trong bình dự trữ nước sẽ truyền năng lượng theo yêu cầu. Ngoài ra, cây còn được lắp hai bộ đèn LED để thắp sáng vào ban đêm và một ổ cắm để sạc xe điện phía dưới.

3. Concept của Anthony DiMari

10 mẫu cây nhân tạo giảm ô nhiễm thành phố trong tương lai

Anthony DiMari đã mở rộng ý tưởng cây nhân tạo của mình vào áp dụng trong các khu vực nội đô. Mẫu thiết kế này không chỉ cung cấp nguồn năng lượng, từ những nguồn năng lượng có thể tái tạo mà còn có khả năng dự trữ nước mưa. Cây được làm từ các sợi tổng hợp và bao quanh bởi một trường điện áp và chúng sẽ hấp thụ nước mưa và chuyển xuống lòng đất, chuyển hóa thành năng lượng điện. Thêm vào đó, những cây nhân tạo này cũng được sắp xếp theo một trật tự nhất định để kết hợp sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Đây sẽ là ý tưởng tạo ra những khu công viên xanh trong đô thị.

4. Cây phát sáng - Light Tree

10 mẫu cây nhân tạo giảm ô nhiễm thành phố trong tương lai

Omar Huerta đã thiết kế ra mẫu cây Light Tree nhằm tạo ra năng lượng điện từ năng lượng mặt trời. Bên trong thân cây chứa đầy nước, có chức năng như một đường truyền đến các bóng đèn LED giúp cây phát sáng vào buổi tối. Cùng với đó, kỹ thuật thủy canh cũng được áp dụng vào thiết kế này bằng cách, gieo các hạt giống lên phía trên của cây và các hạt mầm này sẽ phát triển ngay trên thân cây nhân tạo.

5. Cây tương tác năng lượng mặt trời SonUmbra

10 mẫu cây nhân tạo giảm ô nhiễm thành phố trong tương lai

Mẫu cây này mang tên SonUmbra và được làm từ loại vải phát sáng. Những sợi vải đặc biệt này được đan với nhau thành một tấm lưới giống như những nhành cây phát sáng. Vào ban ngày, cây cũng thu năng lượng để thắp sáng từ năng lượng mặt trời và được tích trữ trong pin. Ban đêm, nguồn năng lượng dự trữ sẽ được tạo ra để âm thanh và ánh sáng tương tác với nhau.

6. Mẫu UTree của Xabier Perez

10 mẫu cây nhân tạo giảm ô nhiễm thành phố trong tương lai

UTree (Urban Photovoltaic Tree) là mẫu cây nhân tạo có khả năng áp dụng vào thực tiễn nhất. Năng lượng thu nhận từ tia nắng mặt trời vào ban ngày sẽ được chuyển thành năng lượng điện thắp sáng hệ thống đèn giao thông, đèn đường, và những hệ thống chiếu sáng công cộng khác. UTree được thiết kế hình cây có tán lá rộng và dẹt, mỗi lá được gắn 77 tế bào năng lượng mặt trời và có khả năng tạo ra nguồn điện 2.5W. Đặc biệt, mẫu cây này không chiếm nhiều diện tích và có thể xoay để đảm bảo thu nhận tối đa ánh sáng mặt trời, dễ dàng lắp đặt và tháo bỏ.

7. Cây sử dụng công nghệ Nanoleaf

10 mẫu cây nhân tạo giảm ô nhiễm thành phố trong tương lai

Mẫu thiết kế này sử dụng công nghệ “Nanoleaf” là chính, để tạo ra nguồn năng tái tạo từ mặt trời, gió và mưa. “Nanoleaf” bao gồm nhiều tế bào năng lượng mặt trời, tế bào giữ nhiệt và các nhành cây. Năng lượng mặt trời sẽ được các tế bào năng lượng mặt trời còn năng lượng gió khi thổi qua các nhành cây cũng tạo ra một nguồn năng lượng có ích. Theo các nhà nghiên cứu, cứ 6km trồng một cây này sẽ cung cấp đủ điện tiêu dùng cho một căn hộ đơn.

8. Cây nhân tạo của Ross Lovegrove

10 mẫu cây nhân tạo giảm ô nhiễm thành phố trong tương lai

Mẫu cây năng lượng mặt trời này của Ross Lovegrove là sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật. Chúng cũng đã được sử dụng để thắp sáng đường phố Ringstrasse trong tuần lễ Vienna Design. Với mẫu cây này, bạn có thể thoải mái sạc điện thoại, máy tính hay các thiết bị điện tương tự khác.

9. Cây thu khí thải CO2

10 mẫu cây nhân tạo giảm ô nhiễm thành phố trong tương lai

Tiến sĩ Klaus Lackner đến từ Đại học Columbia chính là tác giả của sáng tạo này. Thiết kế của ông không chỉ tạo ra năng lượng mà còn rất hữu ích trong sự nóng lên của trái đất. Mẫu cây này trông giống như chiếc quạt điện với chiều cao hơn 300m, phần cánh được làm từ natri hydro hóa lỏng. Quá trình làm việc của cây tương tự như quá trình quang hợp ở cây xanh thật và có khả năng tạo ra nguồn năng lượng 3MW, thu được 90.000 tấn chất thải CO2. Vì vậy, thiết kế này chắc chắn sẽ mang bầu không khí sạch đến cho thành phố trong tương lai.

10. Mẫu thiết kế của Nissan

10 mẫu cây nhân tạo giảm ô nhiễm thành phố trong tương lai

Tại Triển lãm Điện tử và Công nghệ Thông tin tiên tiến nhất năm 2010 (CEATEC 2010), Nissan đã giới thiệu mẫu cây nhân tạo năng lượng mặt trời dành cho những thành phố bị ô nhiễm trong tương lai. Cây năng lượng mặt trời này gồm ba tấm pin mặt trời có mặt kính mờ để thu được tối đa ánh sáng mặt trời, tạo ra hiệu suất cao hơn gấp 30% so với pin mặt trời bình thường. Ngoài ra, các tấm pin còn có khả năng theo dõi vị trí ánh sáng mặt trời chiếu vào từng thời điểm trong ngày. Với khoảng 1000 cây được trồng trên đường cao tốc sẽ tạo ra điện năng tiêu dùng cho 1000 hộ gia đình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News