10 năm tới, tim nhân tạo có thể thay thế phẫu thuật ghép tim

Một giáo sư người Anh nhận định rằng trong vòng 10 năm tới nhiều khả năng phẫu thuật ghép tim sẽ không còn khả dụng mà thay vào đó sẽ là tế bào gốctim nhân tạo.

Giáo sư Stephen Westaby tại Bệnh viện John Radcliffe, Oxford (Anh) đã đưa ra ý kiến trên trong dịp kỷ niệm 50 năm diễn ra cuộc phẫu thuật tim đầu tiên do bác sĩ người Nam Phi Christiaan Barnard thực hiện (3/12/1967).


Bác sĩ Christian Barnard minh họa về cuộc phẫu thuật tim đầu tiên trong buổi họp báo cách đây 50 năm. (Ảnh: Telegraph).

Theo ông Westaby, sự kết hợp giữa tim nhân tạo và tế bào gốc có tiềm năng thay thế cho việc mổ ghép tim và giúp đỡ được nhiều người hơn. Trường Đại học Y Stanford (Mỹ) đã tiến hành cuộc nhiên cứu tại nước này với kết quả hơn 20.000 người Mỹ cần được phẫu thuật ghép tim mỗi năm nhưng chỉ có 2.000 ca được thực hiện do khan hiếm người hiến tạng.

Tờ Telegraph (Anh) dẫn lời giáo sư Westaby khẳng định có khả năng đảo ngược sẹo mô tim bằng cách tiêm tế vào gốc vào tim của bệnh nhân trải qua phẫu thuật bắc cầu.

Những thử nghiệm khác về tế bào gốc tủy xương đối với bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu dự kiến sẽ được khởi động tại Bệnh viện Royal Brompton (London) trong tháng 1 năm 2018. Kỳ vọng từ thử nghiệm này là việc tiêm tế bào gốc có thể giúp các bệnh nhân không phải rơi vào giai đoạn cần phẫu thuật ghép tim.

Ông Westaby còn đang nghiên cứu phát triển tim nhân tạo rẻ hơn và hiệu quả hơn những mẫu hiện tại.

Theo tờ Guardian (Anh), 50 năm kể từ cuộc phẫu thuật của bác sĩ Barnard, gần 4.000 ca ghép tim đã được thực hiện trên khắp thế giới mỗi năm. Nhưng trong khi một số bệnh nhân vẫn sống tốt sau hàng thập niên thì tỉ lệ sống sót hơn 12 năm của những người trải qua phẫu thuật này chỉ là 50%.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News