10 nguyên tắc để không bị ốm đầu đông
Nhu cầu bảo vệ sức khỏe khi để không bị ốm vào đầu mùa đông rất cần thiết, nhất là người già, trẻ em có sức đề kháng kém.
Bảo vệ sức khỏe để không bị ốm đầu đông là mối quan tâm của rất nhiểu gia đình, bởi lỡ hệ miễn dịch suy giảm là bệnh tật tấn công. Sau đây là một số điều nên làm để không bị ốm trong thời tiết giá lạnh:
1. Bí quyết đầu tiên là rèn thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rửa sạch kẽ móng tay - nơi dễ đọng vi khuẩn nhất để tránh đưa vi khuẩn có hại vào cơ thể (nhất là khi ăn). Rửa tay sạch còn phòng ngừa bệnh cúm, bệnh đường tiêu hóa, giảm nguy cơ xâm nhập của virus, vi khuẩn và các mầm bệnh vào cơ thể.
Cần rèn thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh...
2. Để không bị ốm đầu đông, nên đeo khẩu trang khi ra đường để giảm hít khói bụi độc hại và ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm phát tán trong không khí. Nhưng cần giặt sạch khẩu trang 2-3 lần/tuần.
3. Hãy choàng khăn, hoặc đội mũ để giữ ấm đầu – nơi dễ bị ảnh hưởng khi lạnh. Bàn chân xa tim nhất, máu khó xuống nên dễ bị lạnh, cần đi tất cotton dày loại dễ thấm hút mồ hôi để giữ ấm chân.
4. Với người cao tuổi, người có bệnh thấp khớp, cao huyết áp, tim mạch... để không bị ốm cần duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với không khí lạnh, ngủ sớm, dậy muộn, không nên tập thể dục quá sớm, khi thời tiết còn lạnh.
5. Đối với trẻ nhỏ, quan trọng nhất là giữ ấm cho trẻ để bảo vệ trẻ không bị nhiễm lạnh. Để phòng tránh mắc bệnh, ngoài giữ ấm cơ thể, cần vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày. Khi trẻ mắc bệnh cần đưa đi khám sớm, tránh để bệnh chuyển nặng.
Nên ăn nhiều rau củ quả, vitamin C để bảo vệ sực khỏe khi vào đông. (Ảnh minh họa).
6. Người già, trẻ nhỏ, người yếu cần chú ý tắm gội khi nhiệt độ xuống thấp. Nên dùng nước nóng và đèn sưởi ấm để làm ấm không khí phòng tắm và việc tắm gội thoải mái, an toàn hơn.
7. Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, ho... không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh, bởi dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, sốc phản vệ... rất nguy hiểm đến tính mạng.
8. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung thực phẩm giàu vitamin A trong rau quả, vitamin C (cam, quýt, rau xanh), sắt, kẽm (hàu, ngao, thịt)... Người có bệnh tim mạch, huyết áp cần đảm bảo ăn nhạt, ít muối, giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol. Người có cơ địa dễ dị ứng cần chú ý tránh xa các thực phẩm là các tác nhân gây dị ứng.
9. Nên ăn thức ăn luôn ấm nóng để giúp cơ thể ấm áp, tránh nhiễm bệnh. Bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày vì tỏi có khả năng diệt khuẩn, ngừa cảm cúm, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Buổi sáng trước khi ra khỏi nhà nên uống 1 cốc sữa nóng cho ấm bụng. Buổi tối trước khi đi ngủ cũng nên uống 1 cốc sữa nóng sẽ giúp ngủ ngon.
10. Nên bổ sung nước cho cơ thể để tránh da bị khô, nứt nẻ.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
