10 thiên tai thảm khốc nhất Philippines
Do vị trí địa lý bất lợi, Philippines thường xuyên phải gánh chịu những thiên tai như động đất, sóng thần, bão lụt hay núi lửa phun trào, với những thiệt hại lớn về người và của.
>>> 10 cơn bão lớn nhất được ghi nhận trong lịch sử
Ngày 1/2/1812, núi lửa Mayon, ở đảo lớn Luzon, phun trào làm chôn vùi thị trấn Cagsawa gần đó, khiến khoảng 1.200 người chết. Trong ảnh, thị trấn bị xóa sổ hoàn toàn, chỉ còn một phần phế tích của nhà thờ trung tâm còn sót lại. Lần phun trào gần nhất của ngọn núi lửa này là vào ngày 14/7/2008, khiến hàng nghìn người phải sơ tán. (Ảnh: netizen)
Núi lửa Taal, cách thủ đô Manila 60km, bất ngờ phun trào vào ngày 30/5/1911, khiến 1.300 người dân sống trong các làng lân cận thiệt mạng. Phạm vi ảnh hưởng của đợt phun trào là 230km vuông. (Ảnh: natgeocrative)
Cơn bão Trix với sức gió 140km/h đổ bộ vào khu vực Bicol trên đảo Luzon hôm 16/10/1952, kéo theo các trận lũ lụt và lở đất, khiến gần 1.000 người thiệt mạng. (Ảnh: Wikimedia)
Trận động đất 7,9 độ Richter đã gây nên một cơn sóng thần ập vào vùng Vịnh Moro gần hòn đảo phía nam Mindanao vào ngày 16/8/1976, khiến 5.000-8.000 người thiệt mạng. Trong ảnh, làng Tibpuan tại thành phố Lebak trên đảo Mindanao, đã bị san bằng. Mọi thứ đều bị quét sạch trên đường đi của cơn sóng thần. (Ảnh: Wikipedia)
Cơn bão Nitang, có tên quốc tế là Ike tấn công đảo lớn Luzon ngày 31/8/1984 khiến hơn 3.400 người thiệt mạng và bị thương, 480.000 người mất nhà cửa, 21 thị trấn bị phá hủy hoàn toàn. 19 tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp, với tổng thiệt hại là 111 triệu USD (tương đương với tỷ giá so với năm 2012 là 1 tỷ USD). (Ảnh: eurosolodaire)
Ngày 16/7/1990, một trận động đất có cường độ 7,8 độ Richter xảy ra ở khu nghỉ mát trên núi tại thành phố Baguio và một số khu vực khác nằm ở phía bắc Philippines, khiến hơn 1.600 người thiệt mạng và 28 tòa nhà lớn bị sập. Baguio bị cô lập với bên ngoài suốt 48 tiếng. (Ảnh: cityofpines)
Hơn 5.000 người thiệt mạng và khoảng 3.000 người mất tích khi cơn bão nhiệt đới Thelma tấn công trung tâm thành phố Ormoc trên đảo Leyte vào ngày 15/11/1991. Gần 5.000 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Tổng thiệt hại mà cơn bão Thelma gây ra ước tính 27,7 triệu USD. (Ảnh: skyscrapercity)
Vào ngày 17/2/2006, sau một trận mưa kéo dài 10 ngày, một dốc núi cao 450m ở làng Guinsaugon, trung tâm đảo Leyte, đã sụt lún và sạt lở xuống ngôi làng. Hơn 1.100 người đã chết, 500 ngôi nhà và một trường học bị chôn vùi. (Ảnh: netizen)
Siêu bão Sendong, có tên quốc tế Washi và là cơn bão nguy hiểm nhất trên thế giới trong năm 2011, đổ bộ vào phần phía bắc của đảo Mindanao vào ngày 16/12, khiến nước lũ dâng cao 3,3m, khiến hơn 2.300 người chết và mất tích, 100.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Tổng thiệt hại ước tính hơn 48 triệu USD. (Ảnh: beyondbooksandwalls)
Cơn bão Pablo, có tên quốc tế là Bopha, quét qua hòn đảo chính phía nam Mindanao, một trong những khu vực hiếm khi bị ảnh hưởng bởi bão, vào ngày 3/12/2012 khiến 1.900 người chết và mất tích, 80.000 người mất nhà cửa, 179.000 người được huy động sơ tán. Thiệt hại được ước tính lên tới 210 triệu USD. (Ảnh: Herald)

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
