100 người đi nắng về thì đến 101 người bị hoa mắt, đó là vì...
Vì sao đi nắng về ai cũng bị hoa mắt nhỉ, phải chăng do mắt mình yếu chăng?
Đi qua ngày mưa phùn, nồm, ta thêm yêu những ngày nắng. Tuy nhiên, nói thử xem, có phải mỗi khi đi trời nắng về, bạn bỗng thấy mắt mình hoa lên không? Không những thế, không ít bạn cảm thấy chói lóa, chảy nước mắt mỗi khi đi dưới nắng (mặc dù là chưa nắng gắt) nữa cơ.
Đây là hiện tượng gì nhỉ? Liệu có phải mắt chúng ta yếu, cận thị thì mới bị như thế thôi không?
Nắng chói và phản ứng hoa mắt khi vào bóng râm
Trong ánh sáng từ Mặt trời phát ra rất nhiều loại tia trong đó có tia UV (hay còn gọi là tia cực tím, tia tử ngoại...).
Nhóm tia này chiếu xuống Trái đất đã bị khối khí quyển ngăn cản 98,7%, chỉ khoảng 2,3% xuyên qua được. Tuy nhiên, tùy vào mức độ mạnh hay yếu, chúng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, đặc biệt là da và mắt.
Trong môi trường nắng, ánh sáng mạnh, đồng tử của mắt thường co lại để tránh nguồn sáng mạnh.
Khi ra đường, đặc biệt khi trời nắng, ánh sáng này khá mạnh, mắt bạn sẽ có xu hướng díu lại. Đây là 1 hiện tượng bình thường, bởi khi phát hiện tia sáng chói, mí mắt sẽ được não chỉ đạo giúp mắt nhắm nhanh, díu lại để ngăn cản tia UV lọt vào trong mắt.
Các bộ phận như tròng đen mắt sẽ quy định độ khép hờ hay mở lớn nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt nhằm tránh gây hại cho mắt.
Cụ thể, trong môi trường nắng, ánh sáng mạnh, đồng tử của mắt thường co lại để tránh nguồn sáng mạnh. Ngược lại, trong môi trường râm, mát, đồng tử mắt sẽ thường giãn nở to để đón ánh sáng vào nhiều hơn.
Những tia sáng mạnh có thể đi sâu vào mắt, gây tổn thương cho võng mạc.
Vì thế, khi bạn đi nắng về, trở vào nhà, bạn bỗng cảm thấy hoa mắt một chút, đây là lúc mà đồng tử thay đổi trạng thái của mình, giãn nở ra khi ở bóng râm.
Và những lưu ý khi đi nắng mắt hỏng có ngày...
Cần biết rằng, những tia sáng mạnh có thể đi sâu vào mắt, gây tổn thương cho võng mạc. Võng mạc là lớp thần kinh nhạy cảm với ánh sáng, nếu lớp thần kinh này bị phỏng, nhất là vùng trung tâm (hoàng điểm) thì mắt nhìn sẽ bị mờ, khó có thể phục hồi.
Tiếp xúc với tia UV mạnh mà không có sự bảo vệ, mắt có thể bị ung thư.
Nguy hiểm hơn, tiếp xúc với tia UV mạnh nhiều có thể làm thoái hóa kết mạc, đục thủy tinh thể, thậm chí là ung thư...
Vì thế, để tránh hiện tượng hoa mắt khi đi nắng hoặc gây hại cho mắt do tiếp xúc với tia UV (đặc biệt là thời điểm từ 10 - 16h), bạn nên đeo kính râm để bảo vệ mắt.