11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung với người khác

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều vật dụng dùng chung là nguyên nhân lây nhiễm bệnh tật, vì vậy tốt hơn hết là nên sử dụng riêng những đồ vật dưới đây.

11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung với người khác
1. Cắt móng tay
. Luôn có một lượng lớn vi khuẩn, virus và vi sinh vật nấm trên ngón và móng tay của con người mà chúng ta không thể nhìn thấy. Do đó, cắt móng tay có thể trở thành trung gian lây nhiễm bệnh. Việc sử dụng chung vật dụng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm và vi rút HPV (papillomavirus ở người). (Ảnh: BrightSide)

11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung với người khác
2. Hoa tai.
Trong tai chứa rất nhiều mạch máu, đó là lý do tại sao chúng ta dễ bị nhiễm các bệnh truyền qua đường máu chỉ bằng cách đeo hoa tai của người khác. Khi bạn muốn dùng chung hoa tai, hãy lau chúng bằng cồn trước và sau khi sử dụng. (Ảnh: BrightSide)

11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung với người khác
3. Son dưỡng môi
. Dưới bề mặt của môi cũng có các mạch máu, nên vi khuẩn hoặc virus dễ dàng xâm nhập cơ thể qua bộ phận này. Virus herpes có thể được truyền từ người này sang người khác khi dùng chung son dưỡng hoặc son môi, ngay cả khi người mang mầm bệnh không có triệu chứng rõ ràng. (Ảnh: BrightSide)

11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung với người khác
4. Nhíp.
Nếu bạn sử dụng nhíp của người khác để nhổ lông ngoài da thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sơ ý để chảy máu, công cụ này có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng không lường trước được. Trong trường hợp như vậy, nhíp có thể là vật mang mầm bệnh viêm gan C và HIV. Nếu không có lựa chọn nào khác khi bắt buộc phải dùng chung nhíp, hãy rửa kĩ bằng cồn. (Ảnh: BrightSide)

11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung với người khác
5. Lăn khử mùi.
Lăn khử mùi có thể gây ra lây nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là nếu vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nhỏ sau khi cạo. Sản phẩm này thường chỉ dùng mùi thơm để khử mùi cơ thể chứ không ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn. Do đó, hãy chọn lăn khử mùi có thành phần kháng khuẩn và không nên dùng chung, ngay cả trong gia đình. (Ảnh: BrightSide)

11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung với người khác
6. Bánh xà phòng.
Vi sinh vật luôn bao phủ quanh một bánh xà phòng sau mỗi lần sử dụng, không chỉ các vi khuẩn vô hại mà cả các virus nguy hiểm. Đặc biệt, khi xà phòng nằm trong đĩa xà phòng ướt, độ ẩm sẽ tạo một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm và virus. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, hãy sử dụng xà phòng dạng lỏng. (Ảnh: BrightSide)

11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung với người khác
7. Lược.
Đừng bao giờ sử dụng chung lược với bất kỳ ai vì việc này làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng như chấy, ghẻ và thậm chí là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Nếu bắt buộc phải dùng chung lược, hãy làm sạch bằng chất khử trùng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên dùng chung vật dụng này. (Ảnh: BrightSide)

11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung với người khác
8. Khăn
. Khăn là môi trường sinh sản của vi trùng, đặc biệt khi được treo trong phòng tắm có độ ẩm cao. Nếu khăn có mùi mốc, đích thị nó đã nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Những chiếc khăn như vậy có thể lây nhiễm cho người khác nếu dùng chung, gây phát ban, mụn trứng cá và viêm kết mạc. Để loại bỏ mối nguy hiểm này, hãy giặt khăn sau 4-5 lần sử dụng và luôn để khô hoàn toàn. (Ảnh: BrightSide)

11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung với người khác
9. Bông tắm.
Một chiếc bông tắm thường không có thời gian để khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng. Do đó, đây là môi trường phát triển tuyệt vời cho các vi khuẩn. Hãy làm khô bông tắm sau mỗi lần sử dụng, để nơi khô thoáng và tuyệt đối không dùng chung với người khác. (Ảnh: BrightSide)

11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung với người khác
10. Cọ trang điểm.
Nên tránh dùng chung các sản phẩm trang điểm và tuyệt đối không để tiếp xúc với nước mắt, niêm mạc mũi, nước bọt, máu hoặc mụn mủ. Các sản phẩm được khuyến cáo không nên dùng chung là bút kẻ mắt, phấn mắt, mascara, kem che khuyết điểm, phấn trang điểm, son môi và phấn mắt. Ngoài ra, không nên cho bất cứ ai dùng chung cọ trang điểm với bạn và tuyệt đối không bao giờ sử dụng sản phẩm mẫu trong cửa hàng mĩ phẩm. (Ảnh: BrightSide)

11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung với người khác
11. Tai nghe.
Dùng chung tai nghe có thể gây ra sự phát triển của vi khuẩn trong tai. Nguy cơ tăng lên nếu bạn sử dụng chúng trong khi tập luyện thể lực: nhiệt và độ ẩm góp phần đẩy nhanh quá trình sinh sôi của vi khuẩn. Ngoài ra, nếu dùng chung tai nghe, các vi khuẩn như streptococcus và staphylococcus có nguy cơ xâm nhập vào tai và gây nhiễm trùng, mụn nhọt và mụn mủ. Trong trường hợp dùng chung, hãy lau sạch bằng cồn. (Ảnh: BrightSide)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Cứ mỗi mùa Trung thu, hẳn không ít người lại bồi hồi nhớ về tuổi thơ với những trò chơi không thể nào quên...

Đăng ngày: 12/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News