12/10/2017 NASA thử nghiệm hệ thống phòng thủ Trái đất

Lợi dụng thời điểm thiên thạch 2012 TC4 bay ngang qua, NASA sẽ thử tập luyện khả năng xác nhận quỹ đạo của các tiểu hành tinh trong vũ trụ.

Mới đây, NASA đưa ra dự báo về một viên thiên thạch có khả năng va phải Trái đất vào ngày 12/10/2017. Cụ thể, đó là tiểu hành tinh 2012 TC4 với đường kính 30m, và nó sẽ đi ngang qua Trái đất ở khoảng cách cực gần - chỉ 6.800km (chỉ bằng 1/56 lần quãng đường đến Mặt trăng).

Theo người phát ngôn của NASA, đây là một dịp không thể tốt hơn để thử nghiệm "hệ thống phòng thủ hành tinh" - vốn được dùng để phát hiện các thiên thạch có khả năng khiến Trái đất gặp thảm họa.

12/10/2017 NASA thử nghiệm hệ thống phòng thủ Trái đất
Mô phỏng thiên thạch 2012 TC4.

"Khoa học có thể dự đoán được khi nào một mảnh thiên thạch sẽ áp sát Trái đất và đi qua một cách an toàn, bằng các dữ liệu thu thập được" - trích lời Michael Kelley, chuyên gia thuộc chiến dịch TC4 của NASA.

"Nhưng lần này, chúng tối muốn sử dụng thiên thạch để kiểm tra lại hệ thống phát hiện tiểu hành tinh trên toàn cầu, nhằm đánh giá lại khả năng chúng ta thực sự phát hiện ra thiên thạch nguy hiểm cho Trái đất".

Theo giáo sư Vishnu Reddy - trưởng chiến dịch: "Đây là nỗ lực rất nhiều đài quan sát, các phòng thí nghiệm và trường ĐH danh tiếng trên toàn thế giới. Giờ chúng tôi có thể thu thập được dữ liệu và đánh giá khả năng quan sát các vật thể lân cận Trái đất".

Được biết, thiên thạch 2012 TC4 lần đầu xuất hiện vào năm 2012. Nó đi ngang qua Trái đất, nhưng ở một khoảng cách quá xa và mờ nhạt trong suốt 5 năm qua.

12/10/2017 NASA thử nghiệm hệ thống phòng thủ Trái đất
Đây là một dịp không thể tốt hơn để thử nghiệm "hệ thống phòng thủ hành tinh".

Nhưng lần này, 2012 TC4 bắt đầu tiếp cận Trái đất, với khoảng cách đủ để quan sát bằng kính tiềm vọng cỡ lớn. Trong đó, các chuyên gia đang hy vọng rằng hệ thống phòng ngự của Trái đất sẽ giúp giảm bớt sai số, khi dự đoán khoảng cách tiếp cận của thiên thạch.

"Đây là một mục tiêu hoàn hảo để luyện tập, vì chúng ta nắm rõ khả năng tiếp cận Trái đất của TC4, chỉ là không rõ chính xác con đường nó đi mà thôi" - Paul Chodas, quản lý dự án cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lưỡi liềm xanh bí ẩn trong ảnh chụp nhật thực

Lưỡi liềm xanh bí ẩn trong ảnh chụp nhật thực

Trong thời khắc nhật thực toàn phần diễn ra, nhiều người chứng kiến đã cố gắng hướng máy ảnh và smartphone lên trời để chụp lại một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất năm này.

Đăng ngày: 23/08/2017
Mô phỏng mưa kim cương trên sao Hải Vương và Thiên Vương

Mô phỏng mưa kim cương trên sao Hải Vương và Thiên Vương

Carbon và hydro bị nén chặt ở áp suất cực cao trong lòng sao Hải Vương và Thiên Vương, kết quả là carbon trở thành kim cương cứng.

Đăng ngày: 22/08/2017
Mặt Trăng trùm bóng đen lên Trái Đất khi nhìn từ vũ trụ

Mặt Trăng trùm bóng đen lên Trái Đất khi nhìn từ vũ trụ

Trong lúc hàng triệu người tập trung ở nhiều địa điểm tại Mỹ để quan sát nhật thực ngày 21/8, các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) có ba lần chứng kiến hiện tượng này khi bay quanh Trái Đất.

Đăng ngày: 22/08/2017
Nhật thực toàn phần

Nhật thực toàn phần "ngao du" từ tây sang đông nước Mỹ

Đây là lần đầu tiên sau 99 năm, nhật thực toàn phần

Đăng ngày: 22/08/2017
Hai cô bé Mỹ giúp NASA thu thập dữ liệu nhật thực

Hai cô bé Mỹ giúp NASA thu thập dữ liệu nhật thực

Rebecca và Kimberly Yeung, hai chị em ở Seattle, Washington, đang biến tình yêu khoa học thành cơ hội có một không hai trong đời.

Đăng ngày: 21/08/2017
Vệ tinh in 3D đầu tiên trên thế giới đã được phóng đi từ ISS

Vệ tinh in 3D đầu tiên trên thế giới đã được phóng đi từ ISS

Những vệ tinh siêu nhỏ này đã lần lượt được phóng đi đi từ Trạm vũ trụ Quốc tế ISS.

Đăng ngày: 20/08/2017
21/8/2017: NASA sẽ phát trực tiếp video về hiện tượng nhật thực toàn phần trên Facebook

21/8/2017: NASA sẽ phát trực tiếp video về hiện tượng nhật thực toàn phần trên Facebook

Ngày 21/8/2017, hiện tượng nhật thực toàn phần xuyên lục địa sẽ diễn ra và Facebook sẽ gửi lời mời xem chương trình phát trực tiếp sự kiện thiên văn kì thú nhất năm 2017 bởi NASA tới bạn.

Đăng ngày: 20/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News