16 người chết, bị thương và mất tích do mưa lũ
Tính đến sáng 7/9, đã có 16 người chết, bị thương và mất tích trong đợt mưa lũ xảy ra ở Miền Trung và Tây Nguyên.
Thiệt hại về người, tài sản đều tăng
Trong đó có 4 người chết, gồm 2 người ở Thừa Thiên Huế, 2 người ở Đà Nẵng. 3 trong 4 người chết bị nước cuỗn trôi hiện đã tìm được xác.
Có 9 người bị thương, gồm 5 người ở Quảng Ngãi, 4 người ở Gia Lai. Tỉnh Gia Lai cũng có một người mất tích. Còn Quảng Ngãi có 2 người mất tích từ ngày 3/9 đến nay vẫn chưa tìm thấy. Chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã điều động 3 tàu để tìm kiếm, nhưng chưa có kết quả.
Ngoài thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản vật chất cũng rất lớn. Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương, đã có tổng số 10 sà lan, ca nô bị đánh chìm và hư hỏng nặng.
Diện tích lúa đến thời kỳ thu hoạch bị ngập ở Quảng Nam đã tăng gấp đôi, lên tới trên 3.000 ha. Ngoài ra, có tới 2.340ha hoa màu bị ngập úng.
![]() |
Người dân miền Trung và Tây Nguyên đang chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ gây ra (Ảnh: Hải Châu) |
Tỉnh lộ 611 của Quảng Nam đang thi công bị lũ cuốn trôi đường tránh, tỉnh lộ 604 bị sạt lở, làm gián đoạn giao thông. Một số tuyến kênh mương bị sạt lở hàng nghìn mét khối đất đá. Công trình nước sinh hoạt Ka dếch, thị trấn P’Rao, huyện Đông Giang bị sạt lở một số tuyến ống dẫn nước. Tuyến đường điện từ Đại Lộc đi Đông Giang bị sự cố. Tổng thiệt hại của Quảng Nam ước tính là 20 tỷ đồng.
Còn tại Đăk Lăk, lũ tràn về đã khiến 9 hộ gia đình bị ngập, phải di dời gấp đến nơi an toàn, 450ha lúa chuẩn bị chín và 210ha hoa màu bị ngập, 2,5km đường giao thông nông thôn bị sạt lở. Nước lũ cũng đã làm ngập hoàn toàn thôn 12 và thôn 13 của xã biên giới Ia R’vê (huyện Ea súp).
Mưa lớn tiếp diễn ở Tây Nguyên, tái diễn ở miền Trung
Trong suốt ngày 6/9, khu vực Tây Nguyên thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có mưa to đến rất to, sau có dấu hiệu giảm nhẹ. Cả ngày và tối qua (6/9), tại các tỉnh ven biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, mưa lớn lại tái diễn. Lượng mưa lớn nhất đo được trong ngày tại Lý Sơn (Quảng Ngãi) lên tới 272 mm.
![]() |
Áp thấp đang có xu hướng mạnh lên và tiến ra xa nước ta nhưng đây là một áp thấp phức tạp, cần theo dõi chặt chẽ (Ảnh: NCHMF) |
Các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên cũng đo được lượng mưa không nhỏ. Tại Play-Ku (Gia Lai), lượng mưa là 140mm; tại Kon Tum: 74mm; tại Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk): 40mm. Khu vực Tây Nguyên luôn phải cảnh giác đối phó với nguy cơ sạt lở đất.
Dưới ảnh hưởng của áp thấp, mưa lớn đã kéo thành vệt dài suốt từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa đến Bình Phước, Tây Ninh, Kiên Giang. Lượng mưa phổ biến từ 35-80mm.
Trước tình hình này, ban chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương cho biết: Dự kiến trong ngày hôm nay (7/9), mực nước các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có khả năng lên cao trở lại.
Các sông ở khu vực Tây Nguyên có khả năng lên mức báo động 2 và trên mức báo động 2, có sông lên mức báo động 3. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.
Tại đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên, mực nước đang lên và tiếp tục dâng cao. Đến 10/9 dự kiến có nơi trên mức báo động 2. Trong ngày 7/9, mực nước sông Đồng Nai tại Tà Lài tiếp tục lên và ở mức 112,6m (trên báo động 2: 0,1m).
Áp thấp diễn biến phức tạp, có thể mạnh lên thành bão Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết: “Đường đi của áp thấp này khá zích zắc. Khi mới xuất hiện, nó có xu hướng tiến áp sát vào nước ta, sau đó lại đi ra, rồi lại quay trở lại và bây giờ lại tiếp tục tiến ra xa”. 7h sáng 7/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,4 độ Vĩ Bắc; 110,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ngãi – Bình Định khoảng 140 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7. Ông Hải cho biết nếu diễn biến cơn bão đúng như dự báo của các nhà chuyên môn thì khoảng thứ 4 hoặc thứ 5 tuần này, áp thấp sẽ mạnh lên thành bão. "Đây đều là dự báo, do vậy có thể thực tế sau đó sẽ khác đi. Nhưng tại từng thời điểm chúng tôi sẽ có những bản tin cụ thể thông báo tình hình”, ông Hải cho biết. |

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.
