16 tỉnh có nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm
Do nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài nên hiện có nhiều khu rừng tại 16 tỉnh đang có nguy cơ cháy cấp cực kỳ nguy hiểm (cấp V), 10 địa phương có nguy cơ cháy rừng cấp nguy hiểm (cấp IV).
Đặc biệt có 3 địa phương đang có nguy cơ cháy cấp cực kỳ nguy hiểm trên toàn bộ diện tích rừng là Tây Ninh, Đắk Nông và Long An. Do vậy, Ban chỉ đạo Trung ương Phòng cháy, chữa cháy rừng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các cấp và chủ rừng thuộc các địa phương trên thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Ảnh minh họa
Theo Cục Kiểm Lâm, các khu vực có nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm (cấp V) gồm toàn bộ rừng ở tỉnh Tây Ninh, Đăk Nông và Long An; khu vực Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang; khu vực Lộc Ninh, Bù Đăng, Phước Long, tỉnh Bình Phước; khu vực Long Điền, Tân Thành, Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; khu vực Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; khu vực Buôn Đôn, Ea H'leo, Ea Súp, Lắk, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lăk; khu vực Long Thành, Nhơn Trạch, Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai;
Khu vực Chư Păh, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Mang Yang, tỉnh Gia Lai; khu vực Kim Bảng, Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; khu vực Đắc Hà, Ngọc Hồi, Đắk Tô, tỉnh Kon Tum; khu vực Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Lạc Dương, Di Linh, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; khu vực Kỳ Sơn, Tương Dương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; khu vực thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình; khu vực Như Xuân, Như Thanh, Tĩnh Gia, Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Các khu vực có nguy cơ cháy rừng cấp nguy hiểm (cấp IV) gồm toàn bộ rừng của tỉnh Thái Nguyên và Đồng Tháp; khu vực Lục Nam, Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; khu vực Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; khu vực Kông Chro, Kbang, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai; khu vực Khánh Sơn, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa; khu vực Quế Phong, Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An; khu vực Ninh Sơn, Ninh Phước, Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận; khu vực Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; khu vực Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
