17 phiến đá kỳ lạ phải mất 30 năm mới giải mã, tiết lộ thú vị bất ngờ

Năm 1982, có một nhóm các nhà khảo cổ đã đến Cam Túc, Trung Quốc để thực hiện một công trình khảo cổ quy mô lớn. Lần này họ đã khai quật được một chiếc giường đá và 17 phiến đá, tất cả đều có hình vẽ Điêu khắc trạm trổ trên bề mặt.

Những phiến đá lớn này thoạt nhìn trông giống như những tấm bình phong được người xưa sử dụng. Từ quan điểm nghệ thuật, những cổ vật lịch sử này rất có giá trị. Theo những dữ liệu lịch sử được các nhà khảo cổ thu thập được trong chuyến đi này, họ tạm thời đoán định những tích văn hóa này thuộc các triều đại nhà Tùy và nhà Đường.

17 phiến đá kỳ lạ phải mất 30 năm mới giải mã, tiết lộ thú vị bất ngờ
Phiến đá lớn này thoạt nhìn trông giống như những tấm bình phong

Tuy nhiên, 30 năm sau, tất cả các chuyên gia tham gia vào công trình khảo cổ này đều phải tặc lưỡi xấu hổ. Họ đã nhầm lẫn trong việc định danh lịch sử cho các cổ vật được tìm thấy.  

Hóa ra hơn 20 năm sau khi phát hiện ra những phiến đá, Trung Quốc đã tìm thấy ngày càng nhiều khám phá mới trong khảo cổ học. Họ bắt đầu tiếp xúc với một tộc người mà họ chưa từng biết trước đây. Tộc người này chính là người Sogdian. Chính vì phát hiện ra tộc người này, mà những nhà khảo cổ đã lật ngược lại những suy đoán trước đây của mình.

Người Sogdian sống ở Trung Á, nhưng họ không mạnh bằng những quốc gia Tây vực truyền thống. Trái lại, vì dân số ít và mật độ sống, họ thường bị bắt nạt bởi các chủng tộc xung quanh. Kể từ đầu triều đại nhà Hán, họ bắt đầu bước chân ra khỏi khu vực của mình và tiến về phía đông, di cư đến vùng tây bắc của Trung Quốc.

17 phiến đá kỳ lạ phải mất 30 năm mới giải mã, tiết lộ thú vị bất ngờ
Hình khắc trên những phiến đá.

Kể từ đó, người Sogdian đã liên tục di cư. Đến thời nhà Tùy và nhà Đường, nhiều người Sogdian đã xuất hiện ở Tân Cương và Cam Túc. Sau cuộc di cư, họ bắt đầu cuộc sống mới ở Trung Quốc. Ngay cả sau khi họ chết, các thế hậu bối cũng không đưa họ trở lại vùng đất buồn Trung Á, mà chọn chôn cất xương cốt ở Trung Quốc đại lục.

Chiếc giường đá và 17 phiến đá được các tìm thấy bởi các chuyên gia 30 năm trước đến từ Sogdian. Những cổ vật văn hóa này sau đó được đánh giá là những cổ vật văn hóa cấp quốc bảo, nhưng khi các chuyên gia hiểu ra điều này, thời gian đã chạy được 30 năm.

Mặc dù công nghệ khảo cổ thời đó vẫn còn tương đối hạn chế và các chuyên gia đã mắc một số sai lầm, nhưng may mắn thay, ngày nay sự thật đã được biết đến. Khi các chuyên gia tìm ra được sự thật, họ gần như không thể kiểm soát cảm xúc của mình, tuy nhiên họ cũng không khóc được thành tiếng.

Trong những năm gần đây, các chủ trương khảo cổ của Trung Quốc tiếp tục phát triển và văn hóa Sogdian độc đáo của người Sogdian cũng đã thu hút sự chú ý đáng kể. Những kho báu quốc gia này không bị bỏ qua, mà trở thành cổ vật trưng bày cho nhiều người tới thăm quan và tìm hiểu.  

17 phiến đá kỳ lạ phải mất 30 năm mới giải mã, tiết lộ thú vị bất ngờ
Một trong những cổ vật được tìm thấy.

Sogdian hay Sogdiana là nền văn minh cổ xưa của người Iran và là một tỉnh của Đế chế Achaemenes Ba Tư, thứ mười tám trong danh sách trên văn bia Behistun của Darius Đại Đế. Theo ghi chép trong cuốn sách lịch sử Trung Quốc, tổ tiên người Sogdian ban đầu sống ở "Triệu Vũ thành" dưới núi Kỳ Liên (Qilian) (nay là Trương Dịch (Zhangye), một thành phố trực thuộc tỉnh Cam Túc). Sau đó tộc người này bị người Hung Nô phá hoại và buộc phải di chuyển về phía tây đến Trung Á và thành lập một loạt các quốc gia nhỏ. 

17 phiến đá kỳ lạ phải mất 30 năm mới giải mã, tiết lộ thú vị bất ngờ
Hình khắc trên đá mô tả người Sogdian.

Trên các phiến đá được tìm thấy, hình ảnh điêu khắc trạm trổ được mô tả là tổ tiên của người Sogdiana, hay còn gọi là người Túc Đặc theo cách gọi Trung Quốc. Mặc dù đã phạm một sai lầm lớn và phải đến 30 năm sau mới có lời giải chính xác, nhưng rất may mắn là những cổ vật này đã được bảo tồn rất tốt cho tới ngày nay. Điều quan trọng là sự thật đã được tìm ra. Và các thiếu sót, sai lầm trong công tác khảo cổ là không thể tránh khỏi, bởi Trung Quốc là một quốc gia với lịch sử hàng ngàn năm, thế giới khảo cổ của đất nước này được ví như một vùng biển rộng lớn. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy hóa thạch động vật chân khớp 460 triệu năm tuổi

Tìm thấy hóa thạch động vật chân khớp 460 triệu năm tuổi

Nhà khoa học nghiệp dư phát hiện hóa thạch của một loài động vật chân khớp hiếm gặp tại vùng hoang vu thuộc miền trung Australia.

Đăng ngày: 01/07/2020
Bất ngờ phát hiện sinh vật cao 1,8m giống chim cánh cụt khổng lồ

Bất ngờ phát hiện sinh vật cao 1,8m giống chim cánh cụt khổng lồ

Phân tích hóa thạch mới cho thấy chim biển Plotopteridae ở Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với chim cánh cụt khổng lồ đã tuyệt chủng ở New Zealand.

Đăng ngày: 01/07/2020

"Ma dược" trong mộ cổ Nữ Hoàng Đỏ khiến người Maya biến mất?

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một vấn đề kinh hoàng ở di tích thành phố Tikal của người Maya, liên quan đến thứ tạo nên sắc đỏ đáng sợ trong mộ cổ một vị nữ hoàng.

Đăng ngày: 01/07/2020
Bất ngờ trước gương mặt được phục dựng của người đàn ông 8.000 tuổi

Bất ngờ trước gương mặt được phục dựng của người đàn ông 8.000 tuổi

Nhà khảo cổ học người Thụy Điển tái tạo thành công gương mặt của người đàn ông sinh sống ở thời kỳ đồ đá tại Motala, Thụy Điển cách đây 8.000 năm.

Đăng ngày: 30/06/2020
Xuất hiện 2 cổng thành “bí ẩn” tại Kinh thành Huế

Xuất hiện 2 cổng thành “bí ẩn” tại Kinh thành Huế

Sau khi tháo dở, di dời một số nhà dân sống trên khu vực Thượng thành của Kinh thành Huế, cơ quan chức năng phát hiện 2 cổng thành có kiến trúc độc đáo...

Đăng ngày: 30/06/2020
Phát hiện nghĩa địa cổ chôn cất khoảng 100 trẻ em

Phát hiện nghĩa địa cổ chôn cất khoảng 100 trẻ em

Tất cả hài cốt được sắp xếp ngay ngắn theo hướng đông-tây, một số ngậm đồng xu trong miệng theo phong tục cổ.

Đăng ngày: 29/06/2020
Hóa thạch tiết lộ loài thú túi khổng lồ

Hóa thạch tiết lộ loài thú túi khổng lồ

Các nhà cổ sinh vật học phát một hiện loài thú túi tiền sử chưa từng được biết tới có quan hệ họ hàng gần với gấu túi mũi trần.

Đăng ngày: 29/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News