2 virus bệnh tình dục "giao phối", đe dọa sinh ra siêu bệnh mới

Hai loại virus herpes phổ biến đang quan hệ với nhau và có thể cho ra đời một thế hệ mới cực kỳ nguy hiểm cho con người, các nhà khoa học Mỹ cảnh báo.

Nghiên cứu của Đại học bang Washington (Mỹ) phát hiện 2 loại virus cùng thuộc chủng herpes gây bệnh tình dục là HSV-1 và HSV-2 đang hòa lẫn với nhau theo nghĩa đen, có thể nói là "giao phối" với nhau.

Các nhà khoa học phát hiện ra sự kết hợp DNA, tái tổ hợp giữ 2 loại virus này, hứa hẹn cho ra đời những đứa con mang đặc điểm của cả 2 dòng virus, đồng nghĩa với việc nó có thể hung dữ gấp đôi với con người.


2 loại virus herpes nguy hiểm đang giao phối với nhau, các nhà khoa học Mỹ cảnh báo - (ảnh: SHUTTERSTOCK).

Với sức mạnh mới, những đứa con ra đời từ cuộc giao phối giữa HSV-1 và HSV-2 có khả năng chống lại cả thuốc kháng virus ức chế cả 2 bệnh mà cha mẹ chúng gây ra là mụn rộp vùng miệng và mụn rộp sinh dục.

Đây là điều rất đáng lo ngại, bởi cả 2 chủng herpes gây bệnh lây qua đường tình dục này đều cực kỳ phổ biến.

HSV-1, còn gọi là "herpes miệng", gây mụn rộp ở vùng quanh miệng có tỉ lệ phơi nhiễm lên tới 2/3 dân số trên 50 tuổi, theo thống kê tại Mỹ. HSV-2 gây mụn rộp ở khu vực cơ quan sinh dục, có tỉ lệ phơi nhiễm là 16%. Không phải ai phơi nhiễm cũng có triệu chứng, tuy nhiên họ vẫn có thể lây virus cho bạn tình. HSV-2 thường chỉ lây qua quan hệ tình dục, trong khi HSV-1 lây qua hôn hoặc dùng chung đồ vật, như bàn chải đánh răng. Vì vậy, có cả những đứa bé cũng bị lây HSV-1 do người lớn phơi nhiễm vô tình hôn chúng.

Để đi tới kết luận nêu trên, nhóm nghiên cứu đã giải trình tự DNA của 250 mẫu virus và đối chiếu chung với 230 mẫu khác được giải trình tự trước đó. Các mẫu được thu thập trong hơn 20 năm, từ năm 1994 đến 2006. Họ đã tìm thấy các phân đoạn DNA của HSV-1 tồn tại trong cơ thể HSV-2 ngày càng phổ biến.

Nhóm nghiên cứu còn lo ngại rằng điều này sẽ phức tạp hóa các nỗ lực phát triển vắc-xin chống lại virus, một điều mà chính phòng thí nghiệm của họ đang thực hiện.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Journal of Infection Diseases.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục đa kháng thuốc đang là mối lo ngại toàn cầu. Trước khi mối đe dọa về herpes nói trên được công bố, trong vòng 1 năm qua, y học thế giới đã đau đầu vì một số ca "siêu bệnh lậu", trong đó ca đầu tiên xuất hiện ở Anh, hầu như đề kháng lại mọi loại thuốc điều trị.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News