20 triệu người Trung Quốc có thể nhiễm độc thạch tín

Các nhà khoa học Thụy Sĩ và Trung Quốc ngày 22/8 cảnh báo hiện có gần 20 triệu người trên khắp Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ bị nhiễm độc do sử dụng nước ngầm nhiễm thạch tín.

Những khu vực có nguy cơ bị nhiễm độc thạch tín cao là Tân Cương, Nội Mông, Hà Nam, Sơn Đông và tỉnh Giang Tô.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học - Công nghệ Thủy sản Liên bang Thụy Sĩ EAWAG và Đại học Y khoa Trung Quốc ở Thẩm Dương ước tính nồng độ thạch tín tự nhiên đo tại hơn 580.000km2 lãnh thổ, chủ yếu ở những vùng kể trên cùng một số tỉnh ở miền Bắc Trung Quốc và trung tâm tỉnh Tứ Xuyên, đều cao hơn ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).


Vấn nạn ô nhiễm nguồn nước tại Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Ngay từ những năm 1960, nguồn nước ngầm tại một số tỉnh của Trung Quốc đã bị phát hiện ô nhiễm. Năm 1994, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố nhiễm độc thạch tín là một bệnh dịch và tiến hành một chương trình kiểm tra rộng lớn để lấy mẫu nước giếng.

Từ năm 2001 đến năm 2005, khoảng 20.000 mẫu nước giếng, tức là 5% của 445.000 giếng được kiểm tra, cho thấy nồng độ thạch tín cao hơn 50 microgram/lít, nhiều hơn gấp 5 lần ngưỡng cho phép của WHO. Năm 2004, Trung Quốc ước tính khoảng 14 triệu người có nguy cơ bị ngộ độc thạch tín.

Annette Johnson, nhà địa hóa học tại EAWAG, cho biết ngộ độc thạch tín do sử dụng nước uống bị ô nhiễm là một vấn đề lớn về sức khỏe. Tiếp xúc từ 5-10 năm với chất gây ô nhiễm vô cơ phổ biến nhất được tìm thấy trong nước uống trên toàn thế giới này sẽ làm tăng sắc tố của da, tiến tới rối loạn chức năng gan thận, tăng khả năng mắc các loại ung thư khác nhau.

Tuy nhiên, các tác động có hại cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe nói chung của người nhiễm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News