200 năm nữa dân số thế giới chỉ còn 1/3
Các nhà khoa học Anh Mike Pilling và Crispin Tikel dự báo, với đà nóng lên của Trái đất hiện nay 200 năm nữa dân số toàn thế giới chỉ còn lại 1/3.
Nhà sinh thái học Anh Crispin Tikel dự báo, mực nước Thái Bình Dương dâng cao thì một phần đất liền bị nhấn chìm, phần còn lại nhiệt độ quá cao gây rất nhiều khó khăn cho sự sống.
Việc khí hậu toàn cầu nóng lên sẽ đe dọa sinh mạng hàng triệu người trong tương lai.
Các nhà khoa học Anh và Mỹ cho biết, trong 30 năm qua, độ ẩm của lớp không khí sát mặt đất và trên bề mặt Thái Bình Dương tăng 2,2%. Nếu khí hậu nóng lên 1 độ C, thì độ ẩm sẽ tăng 6%. Đến năm 2100, độ ẩm trên toàn hành tinh sẽ tăng 24%, khiến sự trao đổi nhiệt trong cơ thể người trở nên tồi tệ.
Giáo sư hoá lý trường Đại học Leeds, Mike Pilling tuyên bố: Việc khí hậu toàn cầu nóng lên trong tương lai đe doạ sinh mạng của hàng triệu người. Trong quá khứ, năm 2003, cái nóng bất thường ở châu Âu đã làm chết 20.000 người. Theo Pilling, trong thời gian tới những đợt nắng nóng tương tự có thể tăng lên 10 lần và nguyên nhân chính là sự ô nhiễm do con người gây ra.
Michelle Bettig và các đồng nghiệp của bà thuộc Học viện công nghệ liên bang Thuỵ Sĩ tại Zurich vừa công bố trên Tạp chí Geophysical Research Letters kết quả nghiên cứu dưới dạng 10 tấm bản đồ thế giới, mỗi tấm là mức thay đổi một trong những yếu tố khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ… Theo đó, tần số xuất hiện những đợt nắng nóng trong năm nếu trong 2 thập kỷ tới chỉ là 1-2 lần thì vào năm 2100 sẽ trở nên rất thường xuyên.
Trong khi đó, nhóm các nhà khoa học California do giáo sư Weiss đứng đầu đã kết luận rằng sự nóng lên toàn cầu còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiến hoá của một số loài thực vật. Weiss và các đồng nghiệp đã trồng trong nhà kính 2 lô cải dầu (loại lấy hạt làm mù tạt): một lô thu hoạch năm 1997 trong điều kiện đất đai trước khi khô cạn 5 năm và lô thứ hai, thu hoạch năm 2004, sau khi khô cạn.
Kết quả là lô cải dầu thứ hai, phải chịu đựng sự thiếu độ ẩm đã nở hoa và kết quả sớm hơn lô thứ nhất. Rõ ràng chúng đã biết cách thich nghi với sự thay đổi khí hậu, tạo ra được hạt trước khi đất bị khô hạn. Tất nhiên đó là sự thích nghi của thực vật chứ không phải con người.
Các nhà khoa học Anh cho rằng sự thay đổi chế độ nhiệt độ trên trái đất có thể gây ra sự chết hàng loạt các loài sinh vật. Theo họ, hành tinh của chúng ta đã từng trải qua một vài thời kỳ nóng lên toàn cầu, mà một thời kỳ đã làm chết 95% số động và thực vật.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
