2008 sẽ dài hơn các năm một giây

2008 sẽ dài hơn các năm một giây

Ảnh: imageshack.us.

Vào ngày 31/12 năm nay, tất cả đồng hồ trên khắp hành tinh đều được "tặng" thêm một giây.

Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời trong 365,2422 ngày, tương đương một năm với 4 mùa của chúng ta. Người ta làm tròn thành 365 ngày để thuận tiện cho việc tính toán. Do đó cứ 4 năm một lần, chúng ta lại có thêm 0,9688 ngày (tức là 0,2422 ngày x 4) vào cuối tháng 2, biến nó thành tháng có 29 ngày. Trong 3 năm trước đó tháng 2 chỉ có 28 ngày.

Từ trước tới nay, thời gian được tính toán dựa trên hoạt động xoay của Trái đất so với các thiên thể và đơn vị giây được tính dựa trên mối tương quan này. Nhưng sự ra đời của đồng hồ nguyên tử giúp nhân loại đưa ra khái niệm về giây mà không cần quan tâm tới hoạt động xoay tròn của quả đất. Thay vào đó, một giây được tính bằng một tín hiệu do các electron trong nguyên tử phát ra khi chúng thay đổi trạng thái năng lượng. Nhiều hệ thống công nghệ của con người, như hệ thống định vị toàn cầu qua vệ tinh, chỉ tính toán thời gian theo hệ thống đồng hồ nguyên tử.

Vào năm 1970, cộng đồng quốc tế đưa ra một thỏa thuận về việc chấp nhận hai hệ thống đo thời gian dựa theo hoạt động xoay của Trái đất và sự thay đổi trạng thái năng lượng của electron. Nhưng khi đó có một vấn đề phát sinh, đó là địa cầu có xu hướng quay chậm dần khiến hai hệ thống thời gian trở nên không đồng nhất. Vì thế, người ta thường xuyên phải cho thêm một giây vào hệ thống thời gian nguyên tử.

Cơ quan giám sát chuyển động của Trái đất và các hệ thống tham chiếu quốc tế (IERRSS) là tổ chức theo dõi sự khác biệt giữa hai hệ thống thời gian và đưa ra đề xuất thêm hoặc bớt giây nhuận khi cần thiết. Kể từ năm 1972, IERRSS đã bổ sung giây nhuận nhiều lần, trong đó lần bổ sung gần đây nhất diễn ra vào ngày 31/12/2005.

Giây nhuận sẽ được thêm vào lúc 23:59:59 trong ngày cuối cùng của năm 2008.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking yên nghỉ giữa Darwin và Newton

Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking yên nghỉ giữa Darwin và Newton

Hàng ngàn người đã tập trung tại buổi lễ tưởng niệm ở tu viện Westminster vào ngày 15/6 để bày tỏ lòng kính trọng tới nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking.

Đăng ngày: 20/06/2018
Kết quả họp báo NASA: Tìm ra dấu vết của sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ, và có thể bây giờ vẫn còn

Kết quả họp báo NASA: Tìm ra dấu vết của sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ, và có thể bây giờ vẫn còn

Như đã đưa tin thì mới đây, NASA đã tổ chức họp báo công bố một phát hiện quan trọng đến từ robot tự hành Curiosity trên sao Hỏa

Đăng ngày: 08/06/2018
Cách xem họp báo gấp của NASA về

Cách xem họp báo gấp của NASA về "một phát hiện rất lớn" trên sao Hỏa đêm 7/6/2018 Online

Mới đây, trang chủ của NASA đưa ra thông báo rằng họ đã có "một phát hiện rất lớn" trên sao Hỏa, và sẽ gấp rút tổ chức một cuộc họp báo để hé lộ nó.

Đăng ngày: 07/06/2018
NASA sắp công bố phát hiện mới về sự sống trên sao Hỏa

NASA sắp công bố phát hiện mới về sự sống trên sao Hỏa

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ tổ chức họp báo vào 1 giờ sáng ngày 8/6 theo giờ Việt Nam nhằm chia sẻ phát hiện mới nhất về sao Hỏa, theo Express.

Đăng ngày: 06/06/2018
Ba nhà khoa học giành giải Tạ Quang Bửu được vinh danh

Ba nhà khoa học giành giải Tạ Quang Bửu được vinh danh

Ba tác giả đều có công trình xuất sắc công bố quốc tế và đóng góp quan trọng cho khoa học Việt Nam.

Đăng ngày: 18/05/2018
Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel tới Việt Nam

Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel tới Việt Nam

Giáo sư giải Nobel Vật lý 1999 và Nobel Kinh tế 2004 vừa đến Bình Định để dự hội thảo Khoa học vì sự phát triển.

Đăng ngày: 09/05/2018
Ba nữ sinh lớp 11 lập kỷ lục tại cuộc thi của NASA

Ba nữ sinh lớp 11 lập kỷ lục tại cuộc thi của NASA

Đây cũng là đội thi gồm toàn nữ sinh da màu duy nhất tiến sâu được đến thế trong cuộc thi này.

Đăng ngày: 07/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News