2010 - Năm chết chóc nhất vì thiên tai
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết, động đất ở Haiti và thời tiết nóng nực ở Nga đã khiến năm 2010 trở thành năm chết chóc nhất trong ít nhất hai thập niên qua.
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu về Dịch tễ Thảm họa ở Bỉ (CRED), gần 300.000 người đã thiệt mạng trong hơn 370 thảm họa tự nhiên năm ngoái. Báo cáo cho biết, phần lớn số tử vong là do động đất ở Haiti, cơn địa chấn cướp mạng sống của hơn 220.000 người. Thảm họa nghiêm trọng thứ hai xảy ra ở Nga khi một đợt nóng vào mùa hè 2010 giết chết hàng nghìn người ở Matxcơva.
Động đất ở Haiti cướp mạng sống của hơn 220.000 người
Báo cáo cho biết, thiên tai năm 2010 đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 200 triệu người và gây thiệt hại kinh tế gần 110 tỷ USD. Phần lớn thiệt hại xảy ra ở các nước giàu có, nơi các tòa nhà đắt tiền và cơ sở hạ tầng bị tàn phá.
Giám đốc CRED, Debarati Guha-Sapir, cho biết, lần đầu tiên trong năm ngoái, châu Mỹ đứng đầu danh sách các lục địa bị thiên tai trên thế giới.
"Phần lớn là từ châu Mỹ, bắc và nam Mỹ. Chủ yếu là ở Haiti nhưng cả ở Chile nữa", trích lời bà Guha-Sapir. "Thường thì châu Mỹ không đứng đầu danh sách người chết vì thảm họa tự nhiên, nhưng năm nay thì họ đã ở vị trí đó... Châu Âu vẫn xếp thứ 2, chủ yếu là do nắng nóng".
Báo cáo cho hay, trong năm 2010, châu Á có số người tử vong vì thiên tai ít hơn so với châu Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, đây vẫn là châu lục bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với gần 90% số người bị thiên tai sống tại đây.
Trong danh sách 10 thảm họa gây tử vong nhiều nhất năm 2010 thì có tới 5 thảm họa xảy ra ở châu Á. Báo cáo liệt kê một trận động đất, các vụ lở đất và lụt lội ở Trung Quốc, lũ lụt tại Pakistan; Indonesia cũng trải qua một cơn động đất mạnh.
Guha-Sapir cho biết, thiệt hại kinh tế lớn nhất thường không tương ứng với thiệt hại về nhân mạng. Bà nêu trường hợp của Haiti, nơi xảy ra động đất hồi tháng 1 năm ngoái khiến 220.000 người chết, gây thiệt hại khoảng 8 tỷ USD.
Trong khi đó, trận động đất ở Chile giết chết 562 người nhưng gây thiệt hại 30 tỷ USD.
Giới chức Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đồng thời cảnh báo rằng, thêm nhiều thảm họa tự nhiên nữa sẽ xảy ra trong tương lai do tình trạng đô thị hóa không có kế hoạch và suy thoái môi trường.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
